Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

KHÁCH TÂY HÀO HỨNG TRẢI NGHIỆM RÈN DAO KÉO ĐA SỸ

Thứ ba , 13/08/2024 | 00:52 GMT+7
    Làng rèn Đa Sỹ hình thành từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, là một làng khoa bảng thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Đây cũng là một trong những làng nghề rèn nổi tiếng và lâu đời nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.  
    Đa Sỹ nổi tiếng với các sản phẩm dao, kéo và đặc biệt nhất là phải kể đến các sản phẩm dao được làm thép nhíp xe với độ bền và độ sắc bén vượt trội.

                   
Một cửa hàng dao thuộc làng nghề rèn Đa Sỹ
 
    Trải qua quãng thời gian rất dài với bao đổi thay của thời thế, nhưng hiện nay, làng nghề rèn Đa Sỹ vẫn có hơn 1000 hộ dân bám nghề, đặc biệt là các nghệ nhân của làng vẫn ngày đêm say sưa, miệt mài làm việc bên lò than hồng, trong tiếng đe búa rộn ràng, nhộn nhịp.

                   
Lò than hồng đặc trưng của làng nghề để rèn ra những con dao mang thương hiệu Đa Sỹ
 
    Một trong số những Nghệ nhân nổi tiếng ấy cần phải kể tới, đó chính là Nghệ nhân trẻ Lê Ngọc Lâm. Anh được ví là lớp nghệ nhân đời mới đầy sáng tạo. Không chỉ phát huy nghề tổ rèn dao kéo, tìm chọn và có được nước tôi thép rất độc đáo – tạo nên một thương hiệu sắc bén và bền bỉ không ai sánh bằng khi nói đến dao Ngọc Lâm. Mà anh còn kết hợp giữa du lịch và thương mại để có được đầu ra cho dao kéo của mình, của các hội viên trong Hội làng nghề rèn Đa Sỹ của mình bay đi muôn phương.

                   
Nghệ nhân trẻ Lê Ngọc Lâm vừa làm vừa hướng dẫn cho du khách Thomas Fouvry (Quốc tịch Pháp)
 
    Thăm gia đình anh Lâm vào một buổi chiều hè. Tầm 4 - 5h chiều mà nhiệt độ ngoài trời vẫn 35-36 độ. Nhưng không vì thế mà lò than hồng của gia đình anh phải đóng. Ngược lại, nó vẫn cháy hừng hực và tạo thêm sức nóng cho căn nhà của anh. Tốp thợ vẫn miệt mài sản xuất, ai vào việc nấy, nhễ nhại mồ hôi. Và đúng như khẩu hiệu anh Lâm viết: “Làm việc trong im lặng để thành công của bạn lên tiếng”.

                   
Nghệ nhân trẻ Lê Ngọc Lâm đang hướng dẫn Thomas luyện lửa một con dao Đa Sỹ
 
    Song điều may mắn là chúng tôi lại được chứng kiến vợ chồng anh Ngọc Lâm cùng tốp thợ của mình đón một du khách Tây. Anh Lâm cho biết, vị khách này có tên Thomas Fouvry (Quốc tịch Pháp) đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Y – Hà Nội. Buổi sáng Thomas Fouvry đến và đã xem, đã trải nghiệm một phần rồi. Sau đó, ăn trưa cùng gia đình anh Lâm. Nghỉ trưa xong, anh Lâm chiều lòng khách bằng việc lai chàng thanh niên Pháp này vòng quanh làng để có cảm nhận chung về khí thế làm nghề của làng.

                   
Chàng thanh niên Pháp rất hào hứng làm một con dao
 
    Giờ là lúc Thomas Fouvry lại cùng Nghệ nhân Lâm trải nghiệm với nghề rèn từ bước đầu tiên: nung thép đánh dao rồi sơ chế thành phẩm, tiếp đến là mài dao, tra khâu, đóng chuôi...  hoàn chỉnh sản phẩm để bán đến tay người tiêu dùng.

                   
Công đoạn mài dao


Công đoạn mài thô

 
                     
Công đoạn tra khâu, vào chuôi dao
 
                     
Con dao thành phẩm
 
                     
Một con dao mang thương hiệu Đa Sỹ được đem bán tới người tiêu dùng
 
                     

                     
Thomas Fouvry bên cửa hàng của nghệ nhân Lê Ngọc Lâm, anh rất phấn khởi nói rằng mình sẽ giới thiệu địa chỉ này để nhiều bạn đến tham gia trải nghiệm
 
                     
Nghệ nhân Lê Ngọc Lâm
Trần Tâm
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

HÂN HOAN NGÀY KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM VĂN ( Hải Phòng )

       BẮC NAM NGÀN DẶM MỘT NHÀ -  BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM

Nữ cán bộ công an có duyên với những làn điệu dân ca xứ Nghệ

    20 năm công tác trong lực lượng công an nhân dân cũng là chừng ấy thời gian chị Thái Phương Nga mang đến cho đồng nghiệp, bạn bè gần...

Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu

    Đã thuộc lớp người xưa nay hiếm nhưng với Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật...

Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống

Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) -  Đồng...

KHI NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG “CÓ HẸN VỚI THANH XUÂN”

    Ngày chúng tôi tạm gác mọi công việc trên khắp mọi miền trở về ngôi trường đã từng học 20 năm trước, bức tranh ấy thật đẹp!...