Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt
Văn hoá truyền thống
MÙA XUÂN VÀ “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” NƠI BIÊN GIỚI
XUÂN YÊU THƯƠNG TỪ NHỊP ĐẬP SÀI GÒN
TẾT YÊU THƯƠNG
TÂM NGUYỆN CỦA NHỮNG “CHÀNG TRAI CẦU GIẼ” NĂM XƯA
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, hình ảnh “chàng trai Cầu Giẽ” - những chiến sỹ quên mình ngày đêm bám trụ bảo vệ huyết mạch giao thông chi viện cho tiền tuyến lớn - đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ với những dấu ấn hào hùng. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng trong ký ức của họ vẫn in đậm những ngày tháng mang khẩu hiệu đanh thép: “Không chậm một giây, không lơ là một phút, nhanh chóng cho xe đi qua, luôn luôn giữ liền mạch máu giao thông được thông suốt để cho các đoàn tàu xe tiến thẳng vào Nam, cung cấp quân lương cho tiền tuyến, đánh to và thắng lớn cho dù máu có chảy, đầu có rơi”. Trong mấy chục đơn vị thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ cầu, chúng tôi gặp lại những chiến sỹ gan dạ thuộc đơn vị C3 công binh trực chiến bảo vệ Cầu Giẽ năm xưa.
Tôn vinh truyền thống dân tộc đề cao danh nhân, xây dựng tương lai Việt Nam mạnh giàu bản sắc
Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, những danh nhân văn hóa luôn là những ngôi sao sáng, tỏa rạng ánh hào quang, soi đường chỉ lối cho con cháu đời sau. Họ là những người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, để lại cho hậu thế một di sản văn hóa vô cùng quý báu. Việc tôn vinh và học hỏi những giá trị mà họ để lại không chỉ là sự tri ân mà còn là cách để chúng ta gìn giữ bản sắc dân tộc, xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để chúng ta có thể vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa hội nhập với thế giới? Câu trả lời có lẽ nằm ở việc tôn vinh những danh nhân văn hóa, những người đã trở thành biểu tượng văn hóa và góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam độc đáo, đa dạng.