Văn hoá phát triển
Lương y Trần Xuân Toàn – Người thầy thuốc nhân dân giàu lòng nhân ái đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Ngay từ nhỏ đã tiếp xúc với nghề làm thuốc, chữa bệnh đến nay, sau mấy chục năm hành nghề thầy thuốc, từng cứu chữa cho rất nhiều người từ đau bệnh trở lại khỏe mạnh, lương y Trần Xuân Toàn là một thầy thuốc vừa có tâm, vừa có tình, lại tâm huyết trong bào chế thuốc chữa bệnh bằng những loại cây cỏ trong vườn nhà. Đến giờ, ông vẫn miệt mài trên hành trình chữa bệnh cứu người. Với những bệnh nhân quá nghèo, ông sẵn sàng chữa miễn phí cho họ. Các ca bệnh khó về thần kinh, viêm gan vi rút đều được ông xử lý dứt điểm.
.png)
Lương y Trần Xuân Toàn
Lương y Trần Xuân Toàn chia sẻ: “Bệnh thoái hoá cột sống, đây cũng là một trong những bài thuốc đặc biệt, sau một thời gian uống thuốc, xương tái tạo lại, cái này tôi đã làm đề tài khoa học, và có kiểm nghiệm nhưng vì nhiều lí do nên chưa công bố sản phẩm, May mắn của tôi là kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, tận dụng nhiều nguồn lực để tạo ra nguồn thuốc tốt nhất. Ví dụ, bệnh người ta cho là hậu quả sau covid, tức là tắc nghẽn khí huyết ở trên đầu hay đau đầu, hay đông máu, tôi dạy cho học trò trong thời gian ngắn đều làm được hết mà hiệu quả ngay, đấy là bệnh đau đầu hiện nay phổ biến. Đau đầu đi bệnh viện uống thuốc rất là lâu, đến đây giải phóng ngay sau vài tiếng”.
Liệu pháp điều trị ngoài châm cứu thì còn kết hợp uống thuốc theo bệnh như thuốc sắc, thuốc uống, kết hợp các yếu tố của y học cổ truyền, châm cứu, bấm huyệt, chích lễ, xoa bóp, thuốc uống, thuốc đắp. Cái hay của châm cứu là kích hoạt hệ thần kinh các huyệt lạc, cái thì khôi phục lại tạo sự cân bằng.
Trong y văn cổ có câu “thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu thông thì cơ thể không đau. Khí huyết không thông ở nơi nào đó gọi là khí huyết ứ trệ. Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc làm cho mọi hoạt động trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Phương pháp điều trị của lương y Trần Xuân Toàn là kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Để điều trị hiệu quả các bệnh, thông thường, ông sẽ có hai phương pháp chính là chích lể và châm cứu, chỉ cần dùng đến hai phương pháp này thì tất cả bệnh tật sẽ khỏi.
Chia sẻ về niềm vui của mình khi bước vào nghề cứu người bằng y học cổ truyền, Lương y Trần Xuân Toàn cho biết: “Bất cứ bệnh gì đến đây thì tôi đều làm tốt hết, không cứ là bệnh gì, chuyên khoa nào, với 2 phương pháp: chích lể và châm cứu, chỉ cần dùng tới hai phương pháp này thì tất cả các bệnh tật đều khỏi. Và rất nhiều người theo học tôi, khi họ học thì tôi chỉ dạy học trò 4 chữ , đó là: khí - huyết - hàn - nhiệt. Học trò mà nhuần nhuyễn được 4 chữ đó, thì bất kì bệnh gì cũng chữa được”.
“Chích lể và châm cứu thì tất cả các bệnh đều liên quan 2 việc này. Nếu gặp tôi rồi, thì cả hai phương pháp đấy đều thoát nạn. Bởi vì tôi làm nghề này là nghề chữa bệnh không dùng thuốc mà vẫn chữa được bệnh, dù đi đâu tôi cũng chữa được bệnh và ở bất kì đâu cũng làm được thuốc, nhờ thế mà tôi đi đâu cũng được hết, kể cả đi nước ngoài. Hiện nay tôi đang là thành viên trong cộng đồng Lương y – y học cổ truyền của các nước ASEAN và cũng đã được vinh danh thầy thuốc ưu tú ASEAN 2015 tại Thái Lan, bây giờ nâng cao hơn thầy thuốc nhân dân ASEAN. Còn về phương dược, tôi được các hội chuyên ngành trong nước vinh danh và bảo tồn bài thuốc chữa goud và phương pháp châm cứu là phương pháp dùng ám khí trong châm cứu”. Lương y Trần Xuân Toàn chia sẻ.
.png)
Lương y Trần Xuân Toàn vinh dự nhận giải thưởng Lê Hữu Trác
Lương y Trần Xuân Toàn cho biết thêm: Tác dụng của chích lể giúp cho tĩnh mạch được lưu thông. Do tĩnh mạch tắc nghẽn lâu ngày gây tình trạng ùn ứ. Khi khí huyết lưu thông làm cho mao mạch cơ thể chuyển vận tiếp xúc được với ánh nắng, nhiệt độ để nó cân bằng lại được ở trong cơ thể. Thứ hai, làm cho tim ổn định nhịp đập. Vì khi tim bị tắc nghẽn phải đập mạnh đập nhiều thì mới chuyển tải được máu đi đồng thời cũng co bóp nhiều để rút máu về gây nên rối loạn nhịp tim, hở van tim. Hở van tim là do tắc nghẽn tĩnh mạch và bản thân hở van tim không phải là bệnh mà do tắc nghẽn tĩnh mạch gây nên. Vậy nên xưa nay chúng ta đi khám thấy hở van tim thì chữa hở, tắc nghẽn tĩnh mạch thì chữa hẹp mà không hiểu được nguyên lí này. Tắc nghẽn tĩnh mạch gây nên xơ vữa động mạch và tĩnh mạch bởi cái cặn lâu ngày đóng lại thì sơ vữa thôi. Giải quyết được tĩnh mạch thông suốt thì giải quyết được hàng loạt bệnh. Tắc nghẽn tĩnh mạch được xem là "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" gây ra bệnh như tụt huyết áp, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, vỡ mao mạch, vỡ động mạch.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân cũng đi chích lể nhưng không thành công bởi chích lể không phải trò chơi may rủi trúng huyệt thì lành.
Chích lể nặn máu là phương cách giải quyết nhanh nhất, theo ghi nhận chích lể có khả năng làm giảm đau nhanh hơn thuốc nhất là dạng đau khu trú có điểm cụ thể. Hình thái cấu trú kinh mạch có đầu tận ngón tay, đón dương khí của trời và đầu tận ngón chân đón địa khí của đất nhằm nuôi dưỡng con người. Chính ở nơi “con đường cùng” là các đầu ngón tay chân (điểm cuối cùng cơ thể, xa tim nhất) do tác động lục khí bên ngoài (phong hàn thử thấp táo hỏa) hay bên trong (hỷ nộ ái ố…) người ta có nhận định dễ bị tắc nghẽn nhất, nếu được khai thông đúng sẽ giải quyết được vô số bệnh tật thuộc chứng huyết ứ.
Chú trọng phát triển vườn cây dược liệu
Xung quanh chúng ta mỗi cây đều là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Thế nhưng, trong chúng ta không ai cũng có thể hiểu, biết tất cả các công dụng đấy. Quá ỷ lại vào Tây y khiến chúng ta phụ thuộc vào thuốc Tây. "Người Việt đang chết trên vườn thuốc", lương y Trần Xuân Toàn khẳng định. Không chỉ chữa bệnh mà nguồn dược liệu chủ động, tự trồng và cho dân trồng gia công mình thu về chế biến. Các thành phần, chất lượng dược phẩm đều qua kiểm định nghiêm ngặt.
Lương y Trần Xuân Toàn cho biết: “Thuốc thì tôi tự điều chế theo nhu cầu của mỗi ca bệnh, chứ không có thuốc sản xuất sẵn. Hiện nay mới có sẵn 2 loại thuốc, đó là: thuốc giải hàn, giải nhiệt, thuốc phóng phong, tôi hay gọi là (khai thông cống rãnh), những thuốc tôi dùng cho các ca bệnh đều thành công. Đi sâu vào nó, có rất nhiều nhóm thuốc chuyên biệt và nguồn dược liệu chính không nhập khẩu của ai hết, hoàn toàn trên đồng ruộng và trên núi rừng của Việt Nam, chế biến bằng phương pháp thủ công, kết hợp với cơ giới của các xí nghiệp dược như nhờ máy đóng gói, chế biến hoàn toàn thủ công, ví dụ như bài thuốc chữa guod hiện nay, 100% chế biến bằng thủ công, nguyên liệu tự trồng và chế biến. Đối với bệnh gout có phương châm “vắt đá ra nước”, tức là cục tupi ở người bệnh nó to, nếu bệnh viện mổ bỏ ra trên bàn như vôi trong lò nấu không hết, nhưng ngược lại đối với tôi, cho bệnh nhân uống thuốc xong nó tan ra nước và nặn ra hết là lành, không phải mổ xẻ, không sợ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đấy là phương pháp chữa gout, bất cứ ai cũng lành, dù lâu hay mới đều lành hết”.
Lương y Trần Xuân Toàn và học trò
Chủ động từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, hiện nay thầy có 17 sản phẩm được chế biến tại chỗ để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước đồng thời đã xuất khẩu tiểu ngạch sang một số nước thông qua trung gian. Các sản phẩm điển hình đạt Huy chương vàng tại hội chợ triễn lãm chuyên nghành như: rượu Nấm Linh Chi, trà Linh Chi, rượu Sâm Ngọc Linh, trà Sâm Vân Chi, trà Cỏ Ngọt, trà xanh, Kim Ngân, Xanh Gừng… Đặc biệt cung cấp các loại nguyên liệu và dược liệu cho các công ty và cơ sở chế biến thuốc đông dược trong nước.
“Tôi muốn nói đến sự tồn tại trong tư duy của nhà quản lý, y học cổ truyền rập khuôn máy móc theo y học hiện đại, rồi lấy tiêu chí của y học hiện đại để áp đặt vào y học cổ truyền, nhà nước hiện nay, ngành y tế hiện nay nữa thì đấy là một cái sai lầm lớn, những ông thầy thuốc giỏi mà y học cổ truyền không cộng tác đâu vì nó là gia truyền, gia bảo. Khi mà đi ra đăng kí hành nghề bị một người cầm quyền để cấp phép quản lý thì người ta “hoạnh hoẹ”, làm khó mà thực chất người đó không hiểu gì về ngành y cả, nhưng do họ có quyền nên họ có thể hỏi và đặt ra những tiêu chí rất là vớ vẩn. Tôi nói ví dụ như, nghành y học cổ truyền giờ làm phòng cách âm, cách khuẩn thì sao gọi là y học cổ truyền được, y học nhân gian thì ở đâu cũng chữa được bệnh. Giấy phép cao nhất cấp cho ông bác sĩ hoặc ông lương y nào đó, là của cá nhân người bệnh chứ không phải của bệnh viện. Nhưng hiện nay nhà nước đang làm ngược lại”. Lương y Trần Xuân Toàn nhấn mạnh thêm.
Với những đóng góp trong Đông y về bảo tồn gen một số loại dược liệu quý và điều trị nhiều ca bệnh viện trả về, lương y đã được phong tặng danh hiệu thầy thuốc Asean và được vinh danh là doanh nhân văn hoá. Phát huy phẩm chất cao quý “Lương y như từ mẫu” với trái tim nhiệt huyết, hy sinh trọn đời vì khoa học và sức khỏe của nhân dân, Lương y Trần Xuân Toàn sẽ sống mãi trong những người bệnh và đóng góp vào sự phát triển ngành y của nước nhà.