Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

AN GIANG: NÁO NHIỆT LỄ HỘI ĐUA BÒ CHÙA RÔ NĂM 2022

Thứ hai , 03/10/2022 | 16:31 GMT+7
Hàng năm, mỗi khi nước lũ tràn về, cùng với niềm vui đón Tết Đôn-Ta để tưởng nhớ ông bà đã khuất, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lại háo hức chờ đợi lễ hội đua bò - một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer nơi đây.
                   Lễ hội đua bò chùa Rô, Tịnh Biên, An Giang 2022
Năm nay, sau 2 năm gián đoạn bởi dịch bệnh Covid 19, được sự cho phép của UBND huyện Tịnh Biên – UBND xã An Cư và sự ủng hộ của các nhà tài trợ, Sư Cả chùa Rô có tổ chức “HỘI ĐUA BÒ CHÙA RÔ - MỪNG TẾT SEN ĐÔNL TA 2022” lần thứ 14 vào ngày 18/9/2022 tại khu vực Chùa Rô, xã An Cư.
 
           Khai mạc lễ hội và tổ chức bốc thăm
 
Lễ hội đua bò năm nay có khoảng 20 đôi bò tham gia. Mỗi đôi bò đi dự thi được đánh số và bốc thăm để chọn ra các cặp thi đấu với nhau. Các cặp thi đấu lại bốc thăm với nhau để xác định đôi nào đi trước và đôi nào đi sau. Theo bà con Khmer thì đôi bò đi sau có lợi thế hơn bởi không bị áp lực nhiều.
 

Khu ruộng tổ chức lễ đua bò
 
Đường đua bò là một khoảnh ruộng cạnh chùa, hình chữ nhật có chiều rộng khoảng 80 mét và
chiều dài khoảng 150 mét đã được xới kỹ và tưới nước xâm xấp để tạo độ trơn

 
Hai đôi bò đang trình diễn vòng “hô”.

Giàn bừa là chỗ để người điều khiển bò, hay còn gọi là “nài bò” đứng. Cuộc đua gồm hai vòng. Vòng một gọi là vòng “hô”,  ở vòng này thì các đôi bò đi 2 vòng quanh đường đua để thể hiện sự điêu luyện và thuần thục, cũng là để bò lấy sức chuẩn bị cho vòng hai là vòng thả tiếp theo.
 

Nài bò dùng cây xà lul kích vào mông bò để tăng tốc trong vòng “thả”.
 
Ở vòng thả thì các nài bò điều khiển sao cho ăn ý nhằm về được đích trước là thắng. Ở vòng này, nài bò thường dùng cây xà lul với một đầu gắn đinh nhọn kích vào mông bò để buộc bò chạy đạt được tốc độ cao nhất.

Nài bò bị té xuống đất trong khi đua là thua.
 
“Luật” đua bò vùng Bảy núi có qui định: trong lúc đua, nếu người điều khiển lỡ rớt chân hoặc té xuống đất là thua. Các trường hợp như bò dở chứng phóng ra khỏi đường đua; đôi bò nào bị trục trặc kỹ thuật như gãy bừa, sứt nêm, gãy đầm cũng bị coi là thua. Nếu ở vòng hô, đôi bò chạy sau giẫm chân lên bừa của đôi bò trước sẽ bị coi là thua – thì trái lại khi vào vòng thả, đôi bò sau phóng nhanh đạp lên bừa đôi bò trước hoặc vượt qua lại là thắng, dù chưa tới đích.
 
 Bà con Khmer và du khách đến cổ vũ cho lễ hội.

Trong dịp lễ Sen Đônl Ta thì lễ hội đua bò là náo nhiệt nhất. Lễ hội đua bò lần thứ 14 năm nay đã thu hút hàng trăm nhiếp ảnh gia đến chụp ảnh, trong đó có cả nhiếp ảnh gia nước ngoài.
Rất đông bà con Khmer đến để xem và cổ vũ cho các đội tham gia thi đấu. Từ lúc cuộc đua bắt đầu đến lúc kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng náo nhiệt, đặc biệt là với những pha về đích quyết liệt giữa các đôi bò.
Theo quan niệm của bà con người Khmer, đôi bò thắng cuộc sẽ mang đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn và một vụ mùa bội thu. Trong thực tiễn thì cặp bò là nguồn sức kéo quan trọng cho công việc đồng áng, cho vận chuyển hàng hoá, bởi thế bà con coi bò là một tài sản quý và chăm sóc chúng cẩn thận, chu đáo


 
 
Đức Kiên
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

HÀ NỘI VINH DANH 90 SẢN PHẨM MẪU THIẾT KẾ XUẤT SẮC NHẤT

    Chiều ngày 01/10/2023, UBND Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023, vinh danh 90 sản phẩm mẫu...

TÌNH NGƯỜI TRONG HOẠN NẠN

Mỗi người, mỗi cơ quan, tập thể dù chỉ là hành động nhỏ thôi nhưng là minh chứng rõ nhất về một Hà Nội luôn ấm áp tình người,...

TRAO NHÀ TÌNH NGHĨA CHO NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

    Sáng 10/8, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội phối hợp cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Bình...

Mẹ đã có cả nước non

Tháng Bảy mùa tri ân, tháng Bảy mùa tưởng nhớ! Đằng sau những khúc khải hoàn ca chiến thắng, là bao cuộc đời, bao sự hy sinh. Vì độc lập,...

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng MEN GỐM, TÌNH NGƯỜI

    Anh như người say giữa lung linh sắc gốm. Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng - làng gốm Bát Tràng vẫn miệt mài cống hiến tâm sức, trí...