Nghiên cứu trao đổi
BÀI TRỪ TỤC KÉO VỢ – GÌN GIỮ LẠI GIÁ TRỊ VĂN HÓA
Thứ ba ,
10/05/2022 |
15:44 GMT+7
Trước xu thế phát triển của xã hội, hiện nay tục “kéo vợ” của người Mông đang bị biến tướng, các đối tượng xấu dựa vào tục lệ đó để lợi dụng và làm việc xấu, vi phạm pháp luật.
Vùng đất Tây Bắc địa đầu Tổ quốc đa sắc màu văn hóa với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng biệt. Mặc dù được các cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc, triển khai quyết liệt các giải pháp xây dựng đời sống văn hóa, văn minh hiện đại, nhưng hiện nay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc còn không ít hủ tục, tập quán lạc hậu, trở thành rào cản phát triển KT – XH. Mỗi một dân tộc đều có giá trị văn hóa độc đáo. Đó chính là lợi thế để phát triển du lịch, mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào, nhưng với sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trở nên lạc hậu, lỗi thời, thậm chí trở thành gánh nặng, mang tính cực đoan cho gia đình, xã hội. Đơn cử, đồng bào Mông là dân tộc có số lượng đông nhất so với các dân tộc khác trên địa bàn Tây Bắc. Đời sống văn hóa người Mông rất đa dạng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp nhưng cũng có không ít hủ tục cần bài trừ.
Điển hình đó chính là tục “kéo vợ” của người Mông. Trước kia kéo vợ là một nét đẹp, một bản sắc văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều đời đến ngày nay. “Kéo vợ” thể hiện tình yêu mãnh liệt, khát vọng có một gia đình hạnh phúc của chàng trai, cô gái Mông mà không có sự ép buộc. Khi hoa Đào, hoa Mận bung nở khắp núi rừng là lúc các chàng trai, cô gái Mông diện cho mình bộ trang phục đẹp nhất đi chơi Tết, hội Xuân. Khi chàng trai, cô gái tìm được người mình thích, cô gái sẽ tách khỏi đám đông chờ đợi chàng trai của mình, khi đó chàng trai sẽ đến và dùng tay vỗ vào người cô gái, nếu cô gái ưng thuận thì vỗ nhẹ lại vào người chàng trai. Nếu hai người quyết định đến bên nhau trọn đời, trọn kiếp thì cô gái sẽ hẹn chàng trai đến một nơi nhất định để chờ chàng trai kéo tay về nhà ra mắt bố mẹ.
Điển hình đó chính là tục “kéo vợ” của người Mông. Trước kia kéo vợ là một nét đẹp, một bản sắc văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều đời đến ngày nay. “Kéo vợ” thể hiện tình yêu mãnh liệt, khát vọng có một gia đình hạnh phúc của chàng trai, cô gái Mông mà không có sự ép buộc. Khi hoa Đào, hoa Mận bung nở khắp núi rừng là lúc các chàng trai, cô gái Mông diện cho mình bộ trang phục đẹp nhất đi chơi Tết, hội Xuân. Khi chàng trai, cô gái tìm được người mình thích, cô gái sẽ tách khỏi đám đông chờ đợi chàng trai của mình, khi đó chàng trai sẽ đến và dùng tay vỗ vào người cô gái, nếu cô gái ưng thuận thì vỗ nhẹ lại vào người chàng trai. Nếu hai người quyết định đến bên nhau trọn đời, trọn kiếp thì cô gái sẽ hẹn chàng trai đến một nơi nhất định để chờ chàng trai kéo tay về nhà ra mắt bố mẹ.
Hình ảnh bắt vợ được thực hiện
Trước xu thế phát triển của xã hội, hiện nay tục “kéo vợ” của người Mông đang bị biến tướng, các đối tượng xấu dựa vào tục lệ đó để lợi dụng và làm việc xấu, vi phạm pháp luật. Mới đây, mạng xã hội lan truyền video clip một thiếu niên người Mông “bắt vợ” gây xôn xao dư luận. Qua vụ việc cho thấy, điều lo ngại nhất đối với các thiếu nữ ở đây chính là nét đẹp của tục “kéo vợ” đang dần trở thành hủ tục “bắt vợ”, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống, như: Tình trạng hôn nhân cận huyết, ép buộc quan hệ trong tuổi vị thành niên, trẻ em bỏ học vì phải lập gia đình sớm, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi mua, bán người… Không chỉ riêng hủ tục “bắt vợ”, nhiều phong tục, tập quán lỗi thời của cộng đồng các dân tộc đang khiến nhiều gia đình luẩn quẩn trong vòng đói, nghèo.
Bài trừ tập tục lạc hậu không phải muốn bỏ là tiến hành được. Do vậy, nhiều thập kỷ qua, cả hệ thống chính trị từ các tỉnh đến các cơ sở đã kiên quyết, kiên trì thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với nhiều giải pháp linh hoạt. Cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giữa các đồng bào dân tộc với nhau, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế, đẩy lùi nạn tự tử và bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, Tày, Thái… Ngoài những giải pháp căn cơ đã được cả hệ thống chính trị triển khai một cách đồng bộ, đã có sự thay đổi về cơ chế của một số chương trình, chính sách từ “cho không” người dân sang đầu tư có thu hồi để “chữa bệnh” trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Bài trừ tập tục lạc hậu không phải muốn bỏ là tiến hành được. Do vậy, nhiều thập kỷ qua, cả hệ thống chính trị từ các tỉnh đến các cơ sở đã kiên quyết, kiên trì thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với nhiều giải pháp linh hoạt. Cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giữa các đồng bào dân tộc với nhau, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế, đẩy lùi nạn tự tử và bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, Tày, Thái… Ngoài những giải pháp căn cơ đã được cả hệ thống chính trị triển khai một cách đồng bộ, đã có sự thay đổi về cơ chế của một số chương trình, chính sách từ “cho không” người dân sang đầu tư có thu hồi để “chữa bệnh” trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Độ tuổi bắt vợ bắt đầu trở nên trẻ hóa
Qua các cuộc hội thảo, ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý văn hóa, có thể nói, không chỉ với tục “kéo vợ” của cộng đồng dân tộc Mông bị biến tướng mà trong đời sống hiện đại, nhiều phong tục cũng dần bị mất giá trị tốt đẹp vốn có. Để tránh sự biến tướng này, bên cạnh việc truyền thông giúp người dân phân biệt rõ đúng, sai trong thực hiện phong tục, thì cũng cũng cần có những chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm pháp luật. Có như vậy, thế hệ trẻ mới hiểu đúng để thực hành, nêu cao trách nhiệm của cả cộng đồng bài trừ hủ tục, cùng chung tay xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, để đồng bào Tây Bắc luôn giữ vững các giá trị văn hóa đặc sắc nơi địa đầu cực Bắc.
Đức Anh - Ngọc Tiến
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Vài suy nghĩ về đào tạo mỹ thuật ở bậc đại học xưa và nay
Lịch sử đào tạo ngành mỹ thuật ở bậc đại học tại Việt Nam đã được gần 100 năm với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà nay là...
ĐIỀU KỲ DIỆU THUỐC ÔNG NỘI TÂM NGUYỄN
Hội chứng đại thực bào có đặc trưng làm rối loạn chức năng miễn dịch, diễn biến nhanh, nặng bởi nó liên quan trong việc tiêu diệt mục tiêu đích...
QUẢN LÝ KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA CÁC TẠP CHÍ THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
Kinh tế báo chí được coi là một ngành kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong đó, các cơ quan báo chí sẽ cung cấp những sản...
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG GIÚP CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KONG
Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL; Xác...
Doanh nghiệp thẩm mỹ lao đao vì “cạnh tranh bẩn” thời công nghệ
Công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa để doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm thẩm mỹ, phòng khám dễ dàng tiếp cận, trao đổi...