Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Du lịch khám phá

Bảo tàng những bộ não người

Thứ hai , 25/10/2021 | 17:15 GMT+7
Giới khoa học thu thập não được bảo quản từ giữa thế kỷ 19, cho phép công chúng chiêm ngưỡng một số bộ sưu tập.  
Bộ não của Einstein, bảo tàng Mutter
Bảo tàng Mütter ở Philadelphia đã sở hữu 46 mẩu chất xám của Einstein, được nhuộm bằng cresyl violet và gắn trên các lam kính do nhà thần kinh học Lucy Rorke-Adams tặng cho bảo tàng vào năm 2011, mà ông nhận từ một đồng nghiệp vào những năm 1970. Trớ trêu là Einstein có thể không hài lòng với ý tưởng trưng bày bộ não của mình. Ông chỉ có một mong muốn cuối cùng: "Tôi muốn được hỏa táng để không ai có thể đến, không ai phải thờ phụng cúng bái tôi".
Trong quá trình khám nghiệm tử thi được thực hiện tại bệnh viện Princeton, nhà bệnh lý học mang tên Thomas Harvey đã tách và giữ lại bộ não của Einstein - bộ não đã tạo ra cuộc cách mạng trong vật lý, thuyết tương đối, sự hiểu biết về vận tốc ánh sáng và cả ý tưởng thực hiện các quả bom nguyên tử.
Tuy nhiên, trải qua nhiều nỗ lực của không chỉ riêng Harvey mà rất nhiều nhà thần kinh học trên thế giới, tận bây giờ vẫn chưa tìm ra được những điểm đặc biệt trong bộ não vĩ đại của Einstein.

 

 
Mẫu vật của Paul Broca
Bảo tàng Dupuytren ở Paris, Pháp lưu giữ hai mẫu vật não nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học: bộ não của Leborgne và Lelong. Năm 1861, nhà phẫu thuật và nhân chủng học lỗi lạc người Pháp Paul Broca - người đầu tiên chứng minh học thuyết về sự định vị chức năng của các vùng não bộ. Các cuộc khám nghiệm tử thi của Broca được tiến hành trên hai bệnh nhân mất khả năng ngôn ngữ, ông Leborgne và ông Lelong, cho thấy mối liên hệ giữa các tổn thương ở thùy trán dưới bên trái và chứng thất ngôn - khiến bệnh nhân không thể phát âm rõ ràng mà chỉ lặp lại một tiếng, vài từ hoặc âm tiết cơ bản. Nghiên cứu của Broca đã mở đường cho khoa học thần kinh hiện đại và trung tâm sản xuất giọng nói của não hiện được đặt tên là Vùng Broca.
Bộ não của Charles Baggage
Nhà toán học, nhà phát minh người Anh Charles Babbage được coi là "cha đẻ của máy tính". Chiếc Difference Engine No.1 được chế tạo năm 1821, là chiếc máy tính tự động đầu tiên của ông tạo tiền đề trong việc nghiên cứu và phát triển máy tính hiện đại. Babbage cũng nổi tiếng với sự hợp tác cùng Ada Lovelace, con gái của Lord Byron, lập trình viên đầu tiên của lịch sử. Babbage cũng đã hiến bộ não của mình cho khoa học. Hiện nay, nó được trưng bày tại hai nơi ở London, Anh: một nửa ở Bảo tàng Khoa học, nửa còn lại tại Bảo tàng Hunterian ở Đại học Bác sĩ phẫu thuật Hoàng gia.
Bộ sưu tập Não Cornell
Bộ sưu tập Não Cornell được sưu tập bởi nhà giải phẫu nổi tiếng Burt Green Wilder, người sáng lập khoa giải phẫu của Đại học Cornell và Hiệp hội Não Cornell. Wilder thu thập não của "những người có học thức và kỷ luật", với hy vọng sẽ cho thấy những bộ não như vậy khác biệt như thế nào với những bộ não của tội phạm, người bệnh tâm thần và phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy hoàn toàn không có sự khác biệt nào được tìm ra.
Các hạng mục đáng chú ý bao gồm bộ não của Helen Hamilton Gardener, một tác giả, nhà hoạt động và một công chức đã hiến tặng bộ não của mình với ý định chứng minh rằng phụ nữ cũng thông minh như nam giới, và bộ não của họ cũng có thể lớn như vậy. Chính nhà sáng lập Wilder cũng hiến tặng bộ não của mình cho bộ sưu tập và nó đang được trưng bày tại Uris Hall tới nay.
Bộ sưu tập u não Cushing
Trong nhiều thập kỷ, những bộ não trong bộ sưu tập của Trung tâm Cushing của Đại học Yale, Mỹ nằm trong tầng hầm của Ký túc xá Harkness. Ngày nay, các bộ não được đặt trong tủ trưng bày - trở thành một trong số ít các bộ sưu tập não được công khai trên thế giới.
Bộ sưu tập não được thu thập bởi Tiến sĩ Harvey Cushing, một giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Yale, nhà tiên phong của ngành phẫu thuật thần kinh hiện đại, ông đã để lại toàn bộ bộ sưu tập não cho nhà trường khi ông qua đời, bên cạnh các tạp chí, dụng cụ phẫu thuật và các mẫu vật khác của Cushing. Mẫu vật nổi tiếng nhất thuộc về Leonard Wood, người từng là bác sĩ riêng cho hai tổng thống Mỹ. Cushing đã loại bỏ thành công một khối u lớn khỏi não của Wood vào năm 1910, chấm dứt cơn động kinh của ông. Wood qua đời vào năm 1927 sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u thứ hai.

 

 
Bảo tàng Não bộ Peru
Bảo tàng Não bộ toạ lạc tại Viện Khoa học Thần kinh ở Lima, Peru, chứa gần 3.000 mẫu vật, nhiều mẫu cho thấy những tác động rõ rệt của bệnh Alzheimer, chứng nghiện rượu, khối u hoặc hội chứng Stoke tới não bộ con người. Một trong những bộ não nổi tiếng nhất bộ sưu tập thuộc về một người mắc bệnh Creutzfeldt-Jakob, còn được gọi là "bệnh bò điên ở người". Bảo tàng đã thu thập các mẫu vật từ năm 1947 và là một trong số ít bộ sưu tập lớn về não bộ mở cửa cho công chúng tham quan.
Triển lãm Chấn thương sọ não
Triển lãm được mở cửa rộng rãi cho công chúng tham quan trong Bảo tàng Y tế và Sức khoẻ Quốc gia Mỹ. Triển lãm trưng bày 30 mẫu vật với một loạt tổn thương não, bao gồm xuất huyết, chấn thương do va đập mạnh và vết thương do đạn bắn, cũng như các công cụ phẫu thuật.
Theo Mental Floss
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

‘Vương quốc đỏ’ trăm tuổi với các ‘tòa tháp’ cổ

Vĩnh Long không chỉ nổi tiếng bởi những miệt vườn trái cây trĩu quả đặc trưng của miền Tây sông nước, những loại hình du lịch sinh thái độc đáo,...

Muôn màu Trung thu ở các nước châu Á

Ở nhiều nước châu Á, Tết Trung thu là một lễ hội có ý nghĩa đặc biệt trong dòng chảy văn hóa truyền thống. Do lịch sử phát triển và...

Ngôi làng 'nhà nấm' như trong cổ tích

Bạn sẽ ngỡ như lạc vào xứ sở cổ tích thần tiên, khi tới bản Kin Chu Phìn một bản nhỏ nằm ở nơi cao và xa xôi nhất của xã Nậm Pung, huyện Bát...

Làng chài thuyền thúng đầy màu sắc

Địa điểm được nhắc đến chính là làng chài Mũi Né nằm trên con đường Huỳnh Thúc Kháng, cách bến xe Mũi Né khoảng 200 m, cách...

Làng cổ 7.000 năm tuổi

Ngôi làng nhỏ xinh này nằm duyên dáng giữa lòng thung lũng, bốn bề bao quanh là núi ở phía Bắc nước Áo. Phong cảnh hữu tình đã...