Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGUỜI VIỆT

Thứ bảy , 15/10/2022 | 13:46 GMT+7
Sáng nay 15/10/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia 37 Hùng Vương, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hoá Thăng Long, Tạp chí Tinh hoa Đất Việt cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Diễn đàn “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của nguời Việt” nhằm ghi nhận biểu dương những doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ nhân, đồng thầy, nhà hoạt động xã hội, quý thầy trụ trì các chùa… đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, kinh doanh, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, diễn đàn góp phần hướng đến mục tiêu xây dựng Báo cáo quốc gia vào năm 2024 trình UNESCO để đánh giá sức sống và những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của di sản văn hóa thế giới “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
 
                Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá, các nghệ nhân, thanh đồng đã về tham dự Diễn đàn

Đến tham dự Diễn đàn có GS.TS Từ Thị Loan: nguyên Viện trưởng, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia (thuộc Bộ VHTT và Du Lịch), Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long; PGS.TS Trần Đức Ngôn, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Thăng Long;  Nhà báo Bùi Công Phiếu, Phó Viện Trưởng  Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, Tổng Biên Tập Tạp chí Tinh hoa Đất Việt; TS. Nguyễn Hữu Mùi – Phó Viện  Trưởng  Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long; GS. Lê Văn Lan, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long; GS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam; PGS.TS Phạm Lan Oanh – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia; GS.TS Bùi Quang Thanh – Chủ tịch Hội đồng khoa học – Viện Phát triển Văn Hóa Dân tộc; PGS.TS Đặng Văn Bài, Nguyên Cục Trưởng Cục Di sản Văn hóa, Phó chủ tịch Hội Đồng Di sản Quốc gia; Dịch giả Đỗ Xuân Duy, Ủy viên Hội đồng quản lý Viện, Chánh Văn Phòng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long; Nhà báo Trần Văn Miêu, Phó Tổng biên tập Tạp chí Tinh hoa Đất Việt. Cùng đại diện các ban, ngành đoàn thể chính quyền tại Trung ương và các địa phương, Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình… Và đặc biệt, chương trình hôm nay có sự tham dự của các cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ nhân, quý thầy trụ trì các chùa, nhà hoạt động xã hội tiêu biểu trong năm vừa qua.

Mở đầu diễn đàn, GS.TS Từ Thị Loan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Thăng Long - Trưởng ban tổ chức, có bài phát biểu khai mạc chương trình.
Theo đó, GS.TS Từ Thị Loan nhấn mạnh: “ Cách đây 5 năm, vào ngày 1/12/2016, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đó đến nay di sản của chúng ta ngày càng được quan tâm bảo vệ và phát huy….
Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng vẫn còn không ít những biểu hiện tiêu cực, phức tạp lạm dụng di sản, thậm chí là trục lợi, làm sai lệch bản chất, ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của di sản.
Do vậy, mục đích của Diễn đàn của chúng ta hôm nay là tiếp tục khẳng định và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của di sản, tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đó trong đời sống đương đại. Diễn đàn cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lời tri ân và ghi nhận sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức đã có công truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như tích cực hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội thời gian qua”.



               GS.TS Từ Thị Loan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Thăng Long,
                               Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn phát biểu khai mạc

 
Diễn đàn đã nhận được trên 20 tham luận khoa học gửi đến từ các nhà khoa học và các nghệ nhân, tuy nhiên do thời gian có hạn, Ban tổ chức đã lựa chọn 6 tham luận để trình bày ở Diễn đàn. Mở đầu là tham luận của GS sử học Lê Văn Lan với nội dung nhấn mạnh về tầm quan trọng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, trong đó chú trọng vào việc Thực hành tín ngưỡng này.  Tiếp đó là  tham luận " Từ lộ trình ghi danh di sản văn hóa phi vật thể nghĩ về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Việt Nam” của PGS. TS. Phạm Lan Oanh, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. GS. TS. Bùi Quang Thanh, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Phát triển Văn hóa dân tộc với tham luận “Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Việt Nam”.


                 
GS Sử học Lê Văn Lan phát biểu tham luận tại Diễn đàn
Ngoài ba tham luận nêu trên, diễn đàn của chúng ta còn tiếp nhận 3 tham luận của 3 nghệ nhân là những người trực tiếp quản lý các di tích liên quan đến tín ngưỡng thờ Tam Phủ. Đó là tham luận “Gìn giữ di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu” của nghệ nhân Nguyễn Thị Mỳ, thủ nhang Ngọc Linh điện tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, người đã phụng thờ và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hơn 50 năm. Tham luận “Giải pháp để bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu được lâu dài” của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Kinh Kỳ tỉnh Hưng Yên và tham luận “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu tại Thừa Thiên - Huế” của nghệ nhân Trần Mạnh Hùng. Tựu trung, qua 6 tham luận trình bày trong diễn đàn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa có tính chất lý luận, vừa có tính thực tiễn, khẳng định đạo Mẫu với nòng cốt là tín ngưỡng thờ Tam Phủ là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc lâu đời, từng tồn qua nhiều thế kỷ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Tín ngưỡng này có nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình phát triển, nó đã tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo để trở thành tín ngưỡng tốt đẹp, mang bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Đó là lý do mà chúng ta cần phải Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mà diễn đàn hôm nay của chúng ta đã nói lên điều đó.
Tại sân khấu diễn đàn, một số nghệ nhân tham dự chương trình, đã đóng góp những tiết mục trình diễn hầu đồng giàu tính nghệ thuật, giúp bầu không khí sự kiện trở nên tươi vui và phấn khởi.
Cũng trong diễn đàn, Ban tổ chức vinh danh các nghệ nhân, đồng đền, thủ nhang, là những người có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như việc bảo tồn nét đẹp văn hóa trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Qua đó, củng cố thêm động lực cho các nghệ nhân, thanh đồng đạo quan vững tin, trao truyền và phát huy nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp của Đạo Mẫu – Đạo của người Việt.
Chương trình kết thúc trong bầu không khí vui tươi phấn khởi của toàn thể các nhà khoa học, khách mời, nghệ nhân và các nhà hảo tâm. Ban Tổ chức hy vọng Diễn đàn sẽ là một trong những đóng góp thiết thực góp phần thực diện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản mà Chính phủ đã ban hành nhằm triển khai các cam kết của Việt Nam với tổ chức UNESCO.
Duy Bảy
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ẤM ÁP TẾT SUM VẦY – XUÂN CHIA SẺ Ở QUẬN CẦU GIẤY

Sắc xuân đã và đang ngập tràn dậy hương trong từng ngôi nhà, góc phố. Qua những ngã tư, phố chợ đâu đâu cũng đào, quất, hoa tươi...

CÔ GÁI XỨ MƯỜNG VÀ VẺ ĐẸP ĐẬM ĐÀ DẤU ẤN VIỆT

    Bùi Thị Sao Mai sinh năm 1996 là người dân tộc Mường. Một vùng đất tươi đẹp với quang cảnh thiên nhiên hài hòa, trang nhã, nuôi...

NGUYỄN THANH TÚ - BÔNG HOA TÀI SẮC TRONG LÀNG MẪU NHÍ

    Trong làng nghệ thuật trẻ Việt Nam, có những tài năng nhí xuất hiện và nhanh chóng chiếm lấy trái tim của công chúng bằng sự...

ĐẠI SỨ SIÊU MẪU NHÍ VIỆT NAM TOÀN CẦU PHẠM TUYẾT MAI QUYỀN LỰC - CUỐN HÚT VÀ ẤN TƯỢNG

    Tuyết Mai bước chân vào nghệ thuật từ rất sớm. Cô bé đã tham gia nhiều chương trình như Vũ khúc mùa hè, Liên hoan các...

TINH HOA HOA RƯỢU NGÂU - Tinh hoa văn hóa ẩm thực đất Hà thành

     Những ngày đầu tháng 11 âm lịch, trong cái gió lạnh hanh hao đầu đông, chúng tôi đến làng Ngâu, xã Tam Hiệp, huyện...