Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Thương hiệu Việt

Doanh nhân trẻ Phùng Đăng Tưởng

Thứ hai , 25/10/2021 | 22:03 GMT+7
Nhắc đến nguyên chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Điểm Phùng Đăng Tưởng có lẽ không ai ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội là không biết. Anh là người thợ trẻ có đôi bàn tay tài hoa tạo tác nên nhiều những tác phẩm nghệ thuật gỗ mỹ nghệ và góp phần phát huy, phát triển nghề truyền thống của quê hương Vạn Điểm vươn xa.
Vốn sinh ra tại mảnh đất quanh năm suốt tháng gắn bó với tiếng cưa, tiếng đục, nên tình yêu với nghề mộc đã ngấm dần vào chàng trai Phùng Đăng Tưởng từ khi nào không hay. Để rồi, khi bước chân vào đời, tự thân lập nghiệp, anh lựa chọn vốn nghiệp “thổi hồn vào gỗ” của cha ông để lại. Năm 1990 anh Tưởng bắt đầu học nghề từ những nghệ nhân trong làng. Với năng khiếu trời cho, chỉ chưa đầy một năm sau Tưởng đã có thể thành thạo với nghề, mở xưởng và dạy nghề cho nhân công của mình. Anh nhận định rằng, thời điểm đó thực sự cho anh những trải nghiệm đầu tiên nhưng rất đáng quý về nghề, biết được những ưu, nhược điểm của làng nghề trước những biến động của thời cuộc, khi đất nước bước vào thời kỳ kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, năm 1994, anh quyết định tạm dừng nghề mộc để sang Liên bang Nga làm kinh tế, mang theo ước mong khi trở về có thể có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất, học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Bẵng đi gần 10 năm xa nghề, năm 2003, ngay khi trở về quê hương, điều đầu tiên Phùng Đăng Tưởng đặt mục tiêu thực hiện đó là gây dựng lại xưởng gỗ, phát triển nghề mộc theo hướng hiện đại nhưng vẫn bảo lưu giá trị truyền thống. Nghĩ là làm, năm 2003, xưởng gỗ do anh Tưởng thành lập đã ra đời.
Với uy tín đã gây dựng từ trước, Xưởng mộc Phùng Đăng Tưởng nhanh chóng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, nhiều khách hàng lớn tìm đến anh với những “thương vụ bạc tỉ”, cùng những yêu cầu kỹ thuật vô cùng khắt khe. Vậy nhưng với Đăng Tưởng, mỗi một thử thách là một cơ hội, bằng sự quyết tâm cao độ cùng đôi bàn tay khéo léo, anh dần chinh phục được tất cả những đơn đặt hàng từ đơn giản tới phức tạp, kể cả các mẫu thiết kế theo phong cách truyền thống, cổ điển, hoặc các mẫu hiện đại, rồi những yêu cầu tân cổ đều không làm khó được đôi bàn tay của người thợ tài hoa của anh.

 

 
Sự thăng hoa trong nghề giúp công việc kinh doanh của Tưởng gặp nhiều thuận lợi, anh mở thêm được nhà xưởng, gian trưng bày, ký thêm được nhiều hợp đồng. Nhìn vào chặng đường kinh doanh phất lên mạnh mẽ như vậy của anh, những tưởng chẳng khi nào xuất hiện cụm từ chông chênh, vấp váp, song Tưởng cho biết: “đã có lúc tôi từng cảm thấy mệt mỏi, muốn thoái khỏi nghề”. Ấy là khi anh chưa tìm được nguồn nguyên liệu hợp lý về giá cả; thêm nữa còn có những bế tắc về nghề.
Anh Tưởng chia sẻ: “Có lúc giá gỗ nhập còn đắt hơn cả giá thành sau khi hoàn thiện bộ bàn ghế khiến tôi rất hụt hẫng. Nhưng tôi hiểu rằng, bước chân vào thương trường mình phải chấp nhận rủi ro. Tôi luôn tin vào tiềm năng của ngành gỗ, đó là động lực để tôi kiên trì theo đuổi nghề”. Và quả thật nghề không phụ lòng người, những năm gần đây, xu hướng sử dụng đồ gỗ nội thất ngày càng được ưa chuộng. Ở xưởng, anh Tưởng cũng đầu tư thêm nhiều máy thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả lao động. Đồng thời anh chịu khó đi tham quan, dự triển lãm về các mặt hàng đồ gỗ để nỗ lực cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng kỹ mỹ thuật cho từng mặt hàng, sản phẩm; do đó Xưởng mộc xủa Phùng Đăng Tưởng ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng.
Hiện nay thương hiệu đồ gỗ Đăng Tưởng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nhiều khách hàng từ Đồng Nai, Tiền Giang cũng cất công tới tìm anh Tưởng Vạn Điểm để đặt hàng. Nhờ nhu cầu của thị trường ngày càng cao, xưởng gỗ của anh Tưởng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho nhân công địa phương và các vùng lân cận. Xưởng làm của anh đã và đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động thường xuyên, bên cạnh đó, anh Tưởng cũng giao khoán sản phẩm cho các hộ dân trên địa bàn xã, tạo điều kiện giúp người dân quê hương có thêm thu nhập, bảo đảm cuộc sống.
Từ năm 2020, anh Phùng Đăng Tưởng mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới là thi công công trình nhà gỗ cổ. Đây được coi là một bước tiến vượt bậc, góp phần nâng tầm nghề mộc làng Vạn Điểm lên một tầm cao mới.    

 

 
Luôn xác định phải đáp ứng thật tốt những yêu cầu khắt khe của khách hàng, đồng thời nâng cao khả nâng cao khả năng tiếp thị maketting bán hàng với từng loại sản phẩm, bản thân anh Tưởng, cùng đội ngũ thợ chuyên nghiệp của mình đã “làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhiều sản phẩm gỗ mỹ nghệ của anh khi đến tay người tiêu dùng đều được đánh giá cao về chất lượng, kỹ mỹ thuật và mẫu mã. Anh trở thành người đầu tầu trong Hiệp hội nghề Mộc Vạn Điểm trong suốt nhiệm kỳ vừa qua. Đã vinh dự nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành về thành tích lao động xuất sắc, phát huy truyền thống nghề mộc truyền thống của quê hương và có những đóng góp thiết thực trong chương trình Vạn Điểm xây dựng nông thôn mới, không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu đồ gỗ Vạn Điểm vươn xa khắp mọi miền tổ quốc.
Trần Miêu
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

RÈM YẾN LINH: ĐẲNG CẤP TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU

Với nhu cầu hiện đại, xã hội ngày càng phát triển. Nhiều những công trình lớn nhỏ, các căn hộ, villa, biệt thự, nhà ở và các du...

MẶT NẠ DƯỠNG DA THẮNG HỒNG ORGANIC

Được bào chế 100% từ nguyên liệu ORGANIC từ công thức bí truyền mang lại giá trị khỏe da, đẹp sắc và đem đến cho người dùng một cảm giác...

Nghĩa Hưng giữ nghề truyền thống

Huyện Nghĩa Hưng là vùng đất sản sinh ra nhiều ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm “hơi thở” quê hương gắn với đời sống cộng đồng dân...

NAM THẢO THƯƠNG HIỆU VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Được thành lập từ năm 2017 đến nay, bốn năm hoạt động vững mạnh, uy tín và chất lượng  Nam Thảo là doanh nghiệp chuyên sản xuất về sản phẩm nấm...

Bà chủ HEMR LÊ LAN HƯƠNG -Cơ duyên với nghề thủ công Đất Việt

Từng lựa chọn nhiều ngành nghề trước khi “bén duyên” với các sản phẩm Handmade, nhưng sức cuốn hút khó cưỡng từ nghề thủ công truyền...