Văn hoá truyền thống
Hồn cốt Tiên Hương - Phủ Dầy: Thủ nhang Kim Huệ và những đóng góp thầm lặng cho đời
Thứ hai ,
27/05/2024 |
22:37 GMT+7
Nam Định nơi được mệnh danh là vùng đất thiêng, king đô của tín ngưỡng thờ Tam tứ phủ của người Việt đó là Phủ Dầy. Quần thể di tích Phủ Dầy - một di sản văn hóa phi vật thể tự hào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Nơi đây không chỉ nổi tiếng trên toàn thế giới với những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn ghi dấu ấn bởi những con người tâm huyết, trọn đời gìn giữ những giá trị dân tộc. Bà Trần Thị Huệ (Kim Huệ) - Thủ nhang Phủ Tiên Hương, là một trong những cá nhân tiêu biểu, dành trọn cuộc đời để phụng sự Thánh Mẫu và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống "cha truyền con nối", gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, bà Trần Thị Huệ từ trong tâm trí thời ấu thơ đã có duyên được tiếp xúc và thấm nhuần những giá trị văn hóa tâm linh trong cuộc sống hàng ngày. Người Cha của bà, cụ Trần Viết Đức từng là thủ nhang Phủ Tiên Hương (Phủ Chính), đã truyền lửa cho con gái của mình. Từ cơ duyên đó, bà đã sớm thể hiện năng khiếu và hướng tâm đức lòng thành với tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 17 tuổi, bà Kim Huệ chính thức được cha làm lễ để thực hành nghi lễ chầu văn. Hình ảnh cô gái vừa trăng tròn, trẻ tuổi xinh xắn, khuôn mặt hoa sắc rạng ngời khoác trên mình bộ áo chỉn chu, tố hảo, trọn tâm hướng Mẫu đã trở thành kí ức đậm nét không chỉ với bà mà với toàn thể người dân Tiên Hương ngày ấy. Từ đó, bà bắt đầu trên hành trình cuộc đời gắn bó với Phủ Tiên Hương, dâng hiến tuổi thanh xuân và tâm đức để phụng sự Thánh Mẫu, xây dựng quê hương, giúp đời giúp người.
Nghệ nhân ưu tú Trần Kim Huệ trong một giá hầu
Từ khi Tiên Hương vẫn còn là một nơi hoang sơ, điện phủ với hình hài xuống cấp, bị bào mòn bởi thời gian, gia đình Bà Trần Thị Huệ đã có công tu sửa, bồi tạo và phục dựng nên Di tích, Di sản văn hoá được toàn nhân loại công nhận. Theo sử sách ghi chép lại, xưa kia huyện Vụ Bản gọi là huyện Thiên Bản, xã Tiên Hương gọi là làng Kẻ Dầy, đền thờ của Đức Thánh Mẫu gọi là Phủ, vì Đức Thánh Mẫu được sắc phong là Liễu Hạnh Công Chúa, “Phủ Dầy Thiên Bản giữa làng Tiên Hương”. Hiện nay, nơi chính thờ Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy ở Xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, vẫn gọi là Phủ Chính. Theo cuốn “Sự tích đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa’’ (NXB Thế giới) Phủ Dầy có nghĩa là “Đền lớn ở làng Kẻ Dầy’’. Nay trở về Phủ Tiên Hương trong làn khói trầm hương nghi ngút, tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng đàn hát rộn ràng âm vang khắp phủ, lại nhớ về những tháng ngày năm xưa. Lúc sinh thời Phụ thân và Phụ mẫu vẫn còn dành cả đời và tâm huyết để gánh vác trọng trách vô cùng lớn lao là trùng tu tôn tạo di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong bài thơ “Coi đền’’ của Cụ Trần Viết Đức thân sinh ra bà, từng câu từng chữ vẫn còn đó:
“Đền cỏn con non nước mênh mông
Ai thương ai ghét ai mong
Thời ta cũng chỉ một lòng thế thôi’’
Lịch sử thơ ca có ghi dấu ấn qua những dòng thơ Lã Xuân Oai nói về Phủ Tiên hương như sau:
“Ai biết đền xưa được tỏ tường,
Tâu bày với Mẫu nén tâm hương.
Trông ơn non Thái lời chung thuỷ,
Nhờ đức làng Tiên giữ kỷ cương.
Sao để Lạc Hồng không thẹn bóng,
Chỉ mong Tiên Chúa sớm lo lường.
Nổi danh đệ nhị còn gia tộc,
Nam bắc ngàn thu một chiếc gương.”
Ai thương ai ghét ai mong
Thời ta cũng chỉ một lòng thế thôi’’
Lịch sử thơ ca có ghi dấu ấn qua những dòng thơ Lã Xuân Oai nói về Phủ Tiên hương như sau:
“Ai biết đền xưa được tỏ tường,
Tâu bày với Mẫu nén tâm hương.
Trông ơn non Thái lời chung thuỷ,
Nhờ đức làng Tiên giữ kỷ cương.
Sao để Lạc Hồng không thẹn bóng,
Chỉ mong Tiên Chúa sớm lo lường.
Nổi danh đệ nhị còn gia tộc,
Nam bắc ngàn thu một chiếc gương.”
Trải qua gần 50 năm đời mình gắn bó với Phủ Tiên Hương, bà Kim Huệ là một vị thủ nhang tận tâm, với sứ mệnh gìn giữ và truyền lửa cho những thế hệ đi sau. Trong trái tim bà luôn mang dòng chảy của tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và sự am hiểu sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu. Cùng với tài năng nghệ thuật xuất chúng, bà đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản. Bà Kim Huệ được mọi người ca ngợi là một nghệ nhân tài hoa. Bà có khả năng hát chầu văn điêu luyện, với giọng hát mượt mà, truyền cảm, cùng với những điệu múa uyển chuyển, thanh tao. Nhờ vậy, bà đã tạo ra những hoạt động đặc sắc trong Lễ hội Phủ Dầy, thu hút đông đảo du khách và thanh đồng đạo quan đến với Phủ Tiên Hương để tham gia các nghi lễ tâm linh.
Toàn cảnh Phủ chính Tiên Hương
Bên cạnh sứ mệnh gìn giữ và bảo tồn di sản văn hoá của nhân loại, nhất tâm phụng sự Thánh Mẫu, bà Kim Huệ luôn tâm niệm việc đạo luôn gắn với việc đời. Bà là người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu với lòng nhân ái, sự nhiệt tình và trách nhiệm cao cả, đã góp phần mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và quê hương. Bà luôn đi đầu trong công tác an sinh xã hội, hưởng ứng nhiệt tình chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bà Kim Huệ cùng các con nhang đệ tử thường xuyên tổ chức các buổi khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, trao tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp quỹ xây dựng trường học, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học,... Bên cạnh đó, bà đã xây dựng hệ thống đường giao thông tại thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản. Tất cả những công đức cống hiến của bà được đông đảo nhân dân và chính quyền địa phương ghi nhận và tri ân sâu sắc.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, bà Kim Huệ vẫn luôn giữ vững niềm đam mê và sự tâm huyết, không quản khó khăn mệt mỏi. Bà không chỉ là người truyền lửa cho thế hệ trẻ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là tấm gương sáng về lòng nhân ái, với tâm nguyện sống “tốt đời đẹp đạo’’. Hình ảnh của bà Kim Huệ sẽ mãi là niềm tự hào của người dân Phủ Dầy và là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ noi theo. Xin kính chúc bà luôn mạnh khoẻ, tâm trí vững vàng, trí tuệ sáng suốt để tiếp tục tiếp nối sứ mệnh và gánh trên vai trọng trách của quê hương và dân tộc giao phó, xứng với câu thơ “Hương thơm thơm mãi trong tim mẹ, muôn năm non nước rực ánh hồng’’.
Quỳnh Anh - Hà My
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HÂN HOAN NGÀY KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM VĂN ( Hải Phòng )
BẮC NAM NGÀN DẶM MỘT NHÀ - BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM
Nữ cán bộ công an có duyên với những làn điệu dân ca xứ Nghệ
20 năm công tác trong lực lượng công an nhân dân cũng là chừng ấy thời gian chị Thái Phương Nga mang đến cho đồng nghiệp, bạn bè gần...
Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu
Đã thuộc lớp người xưa nay hiếm nhưng với Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật...
Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống
Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) - Đồng...
KHÁCH TÂY HÀO HỨNG TRẢI NGHIỆM RÈN DAO KÉO ĐA SỸ
Làng rèn Đa Sỹ hình thành từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, là một làng khoa bảng thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Đây cũng...