Văn hoá truyền thống
KHI NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG “CÓ HẸN VỚI THANH XUÂN”
Thứ tư ,
31/07/2024 |
23:57 GMT+7
Ngày chúng tôi tạm gác mọi công việc trên khắp mọi miền trở về ngôi trường đã từng học 20 năm trước, bức tranh ấy thật đẹp! Phía sau những tà áo dài trắng, những bàn tiệc hội khóa là hình ảnh, là câu chuyện từ những dải đồi trồng dứa ngọt thơm, những vườn sầu riêng trĩu ngọt, từng doanh nghiệp, quán ăn, tiệm tạp hóa tấp nập, những chuyến hành quân đêm, biển rộng và sâu lắng, từng phiên tòa căng thẳng, những phòng mổ hồi hộp lo toan, từng bục giảng khắp mọi miền tổ quốc, những bàn tay quen trên lô hàng may xuất khẩu…chúng tôi có mặt trong khắp các ngành nghề thiện lương, hôm ấy cùng nhau trở về “Có hẹn với thanh xuân”
Cuộc thi lớp 10 áp lực của 20 năm trước
Năm 2001 là năm gần như đỉnh điểm áp lực thi vào lớp 10 công lập của huyện Hà Trung (Tỉnh Thanh Hóa) theo chu kỳ tự nhiên của mức tăng dân số. Toàn huyện lúc ấy gồm 24 xã chỉ có 2 trường THPT công lập với mức tuyển sinh khoảng 9 lớp/1 trường. Cùng năm đó riêng trường THPT Hà Trung nhận hơn 2000 hồ sơ tuyển sinh với chỉ tiêu trúng tuyển khoảng 450, tức các cô cậu 14 – 15 tuổi chúng tôi thuở ấy bước vào kỳ thi áp lực với tỉ lệ chọi 1/6. Ngoài số lượng 450 chúng tôi khi ấy trúng tuyển, con số các bạn còn lại của cả hai trường thi rớt lớp 10 công lập là một áp lực rất lớn đối với cả hệ thống chính trị. Trung tâm GDTX chỉ có 1; và đó cũng là năm lần đầu tiên mô hình THPT Bán công số 1 Hà Trung ra đời, tuyển sinh 15 lớp, tạo cơ hội cho các em còn lại được tiếp tục thanh xuân với chương trình giáo dục THPT.
Năm 2001 là năm gần như đỉnh điểm áp lực thi vào lớp 10 công lập của huyện Hà Trung (Tỉnh Thanh Hóa) theo chu kỳ tự nhiên của mức tăng dân số. Toàn huyện lúc ấy gồm 24 xã chỉ có 2 trường THPT công lập với mức tuyển sinh khoảng 9 lớp/1 trường. Cùng năm đó riêng trường THPT Hà Trung nhận hơn 2000 hồ sơ tuyển sinh với chỉ tiêu trúng tuyển khoảng 450, tức các cô cậu 14 – 15 tuổi chúng tôi thuở ấy bước vào kỳ thi áp lực với tỉ lệ chọi 1/6. Ngoài số lượng 450 chúng tôi khi ấy trúng tuyển, con số các bạn còn lại của cả hai trường thi rớt lớp 10 công lập là một áp lực rất lớn đối với cả hệ thống chính trị. Trung tâm GDTX chỉ có 1; và đó cũng là năm lần đầu tiên mô hình THPT Bán công số 1 Hà Trung ra đời, tuyển sinh 15 lớp, tạo cơ hội cho các em còn lại được tiếp tục thanh xuân với chương trình giáo dục THPT.
Khách mời, thầy cô có mặt trong buổi lễ " Có hẹn với thanh xuân"
Với một huyện vùng nông thôn, sự lựa chọn của các mô hình giáo dục khác không có, xu hướng học nghề chưa thực sự được truyền thông của thời điểm 20 năm trước thì mô hình Bán công tuyển sinh số lượng lớn năm đó là cơ hội, ngã rẽ cho nhiều cô câu học trò mới 15 tuổi, trải qua 3 tiếng thi chưa tốt. Và trên thực tế, cơ hội năm đó đã sản sinh ra nhiều lao động chất lượng cao, thành đạt sau này. Mô hình bán công tồn tại khoảng năm 2009 – 2010 thì bỏ hoàn toàn. 20 năm qua, ở huyện vùng nông thôn ấy, áp lực của kỳ thi lớp 10 vẫn vẹn nguyên và vì lẽ ấy mái trường Hà Trung không phải là ước mơ nghiễm nhiên mà để đỗ vào phải vượt áp lực bằng năng lực, bản lĩnh và cả may mắn nữa để có một thanh xuân nơi đây.
Thiếu chỗ học trường công cũng là một lý do để những ngôi trường như trường THPT Hà Trung của chúng tôi quan trọng với thanh xuân đến vậy. Về lý thuyết, thuở ấy cũng như hiện nay học sinh trượt kỳ thi vào lớp 10 công lập có thể học trường tư, học trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề. Nhưng những con đường ấy 20 năm qua đang dẫn những đứa trẻ tuổi 14- 15 hiện nay và cả chúng tôi ngày ấy vào con đường không hề bằng phẳng với nhiều thiệt thòi, lo toan quá sớm hay do chất lượng giáo dục, đào tạo của các mô hình khác chưa như mong muốn; việc học nghề với những đứa trẻ như chúng tôi thuở ấy không hấp dẫn thậm chí như một sự thất bại, tự ti; may mắn năm ấy tồn tại mô hình Bán công số 1 Hà Trung và cùng với 450 bạn đã trúng tuyển, số lượng còn lại gần như học bên kia trường là sự lựa chọn tươi đẹp cho những năm tháng chúng tôi gọi là “Thanh xuân đẹp nhất” - không lo toan thiệt hơn.
Thiếu chỗ học trường công cũng là một lý do để những ngôi trường như trường THPT Hà Trung của chúng tôi quan trọng với thanh xuân đến vậy. Về lý thuyết, thuở ấy cũng như hiện nay học sinh trượt kỳ thi vào lớp 10 công lập có thể học trường tư, học trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề. Nhưng những con đường ấy 20 năm qua đang dẫn những đứa trẻ tuổi 14- 15 hiện nay và cả chúng tôi ngày ấy vào con đường không hề bằng phẳng với nhiều thiệt thòi, lo toan quá sớm hay do chất lượng giáo dục, đào tạo của các mô hình khác chưa như mong muốn; việc học nghề với những đứa trẻ như chúng tôi thuở ấy không hấp dẫn thậm chí như một sự thất bại, tự ti; may mắn năm ấy tồn tại mô hình Bán công số 1 Hà Trung và cùng với 450 bạn đã trúng tuyển, số lượng còn lại gần như học bên kia trường là sự lựa chọn tươi đẹp cho những năm tháng chúng tôi gọi là “Thanh xuân đẹp nhất” - không lo toan thiệt hơn.
Cựu học sinh niên khoá 2001 - 2004 chụp hình lưu niệm
Từ hai ngôi trường ấy 20 năm sau đã đem đến cho thị trường lao động nguồn lao động phong phú, đa dạng và chắc chắn rằng được thầy cô dìu dắt tỉ mỉ, dạy dỗ những giá trị chân - thiện - mĩ trước khi ra đời hòa nhập vào thị trường lao động. 20 năm ấy trên khắp mọi miền tổ quốc, đi qua những cung bậc của cuộc sống, bước đến sự trưởng thành có vất vả, lo toan có những thành công và chưa thành công như mong đợi. Nhưng trên mỗi bước đường ấy trong tiềm thức mỗi cô cậu học trò năm xưa vẫn nhớ hoài những lời cô thầy dạy. Trong chúng tôi vẫn mãi là một niềm trân trọng năm tháng đã ấy được học tập và rèn luyện dưới mái trường THPT công lập của huyện Hà Trung.
Vậy thì, vì đâu nên nỗi mà nhiều nguyện vọng có thanh xuân dưới một mái trường THPT công lập của cả phụ huynh và học sinh nhiều năm qua không thể thành hiện thực? Vì thiếu trường công? Vì định hướng phát triển hệ thống trường nghề?... Hay vì chúng ta chưa thực sự thấy sự lựa chọn học thêm 3 năm cấp 3 THPT quan trong hữu ích thế nào đối với một tuổi trẻ, một đời người?
Vậy thì, vì đâu nên nỗi mà nhiều nguyện vọng có thanh xuân dưới một mái trường THPT công lập của cả phụ huynh và học sinh nhiều năm qua không thể thành hiện thực? Vì thiếu trường công? Vì định hướng phát triển hệ thống trường nghề?... Hay vì chúng ta chưa thực sự thấy sự lựa chọn học thêm 3 năm cấp 3 THPT quan trong hữu ích thế nào đối với một tuổi trẻ, một đời người?
Khối học sinh nữ từng học tại trường THPT Hà Trung tham dự buổi lễ
Ngày hôm ấy (6/7/2024) Sau 20 năm khóa 42 – THPT Hà Trung của chúng tôi khi ấy hẹn nhau trở về, Sau 20 năm dời trường, chúng tôi lao động trên khắp các ngành nghề. Nhiều trong số các bạn là lao động chất lượng cao sau nhiều chương trình đào tạo, sàng lọc; Cũng nhiều trong số các bạn còn vất vả với những lo toan cuộc sống và chưa thành công như mong đợi. 450 học sinh trúng tuyển chúng tôi năm ấy của 9 lớp công tác ở khắp các ngành nghề như một bức tranh thu nhỏ của thị trường lao động. Nhưng phải ghi nhận một điều, sau 3 năm học dưới trường cùng nhau chắc chắn chúng tôi có trong mình hành trang đoàn kết, thân ái, nghị lực không bỏ cuộc để ngày trở về bỏ lại tất cả lo toan, tất cả chỉ còn là nụ cười của thanh xuân!
Đội ngũ lao động đi ra từ trường THPT công lập
Từ miền ký ức 20 năm trước, chúng tôi những học sinh lớp 10 đến với những bài học đầu tiên dưới mái trường Hà Trung. Những bài học tuổi mới lớn bằng cách nào đó rất kỳ diệu dù trải qua nhiều vất vả lo toan trong quá trình học tập, lao động sau này vẫn là nền tảng, vẫn khó phai và vẫn là một phần trong tâm hồn.
Trong kỳ hội ngộ họp khóa 42 – THPT Hà Trung, theo thống kê của Ban tổ chức Khóa học chúng tôi rất vui mừng phần lớn các bạn đều có công ăn việc làm, có vị trí công tác ổn định. Nhiều bạn đã thành đạt và luôn luôn phấn đấu không ngừng. Toàn khóa có khoảng 400 bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng; có hơn 100 bạn đã có bằng Thạc sĩ, 02 bạn đã trở thành Tiến sỹ. Trong đó có 75 bạn hiện đang phục vụ, công tác trong lực lượng vũ trang với nhiệm vụ và công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có 60 bạn quân hàm thiếu tá hoặc trung tá; 15 bạn quân hàm đại úy. Thưở cắp sách, các bạn là những tấm gương tiêu biểu trong học tập và ngày nay các bạn đã không ngừng vươn lên trong công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân xứng đáng ở lĩnh vực xây dựng và bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.
Đội ngũ lao động đi ra từ trường THPT công lập
Từ miền ký ức 20 năm trước, chúng tôi những học sinh lớp 10 đến với những bài học đầu tiên dưới mái trường Hà Trung. Những bài học tuổi mới lớn bằng cách nào đó rất kỳ diệu dù trải qua nhiều vất vả lo toan trong quá trình học tập, lao động sau này vẫn là nền tảng, vẫn khó phai và vẫn là một phần trong tâm hồn.
Trong kỳ hội ngộ họp khóa 42 – THPT Hà Trung, theo thống kê của Ban tổ chức Khóa học chúng tôi rất vui mừng phần lớn các bạn đều có công ăn việc làm, có vị trí công tác ổn định. Nhiều bạn đã thành đạt và luôn luôn phấn đấu không ngừng. Toàn khóa có khoảng 400 bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng; có hơn 100 bạn đã có bằng Thạc sĩ, 02 bạn đã trở thành Tiến sỹ. Trong đó có 75 bạn hiện đang phục vụ, công tác trong lực lượng vũ trang với nhiệm vụ và công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có 60 bạn quân hàm thiếu tá hoặc trung tá; 15 bạn quân hàm đại úy. Thưở cắp sách, các bạn là những tấm gương tiêu biểu trong học tập và ngày nay các bạn đã không ngừng vươn lên trong công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân xứng đáng ở lĩnh vực xây dựng và bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.
Cựu học sinh các khoá chụp hình trước cổng trường THPT Hà Trung
Tiếp nối sự nghiệp trồng người của các thầy cô khóa học chúng tôi có tới 156 bạn công tác trong ngành giáo dục. Công tác ở nhiều các cấp học, bậc học khác nhau, các vùng miền khác nhau với biết bao khó khăn vất vả nhưng chúng tôi đã luôn cố gắng vươn lên trong công tác. Nhiều bạn đã là giáo viên giỏi các cấp, đào tạo được nhiều học sinh giỏi cấp Tinh, cấp Quốc gia, có nhiều thành tích trong dạy học, có bạn đã là lãnh đạo quản lý của ngôi trường danh tiếng.
Bên cạnh đó, có nhiều bạn công tác ở các ngành nghề khác nhau. Có bạn là giám đốc doanh nghiệp, có bạn công tác trong các ngành Kinh tế, Xây dựng, rồi y, Dược, trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nhiều bạn cũng đã thành công theo các mức độ khác nhau; có những bạn là công nhân gắn bó với nhà xưởng, dây chuyền cũng luôn cố gắng vun vén cho cuộc sống, để 20 năm qua đi cuộc sống luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn….Các bạn đã luôn cố gắng không ngừng tạo dựng tương lai làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.
Tất cả các gương mặt thân yêu của khóa 42 - THPT Hà Trung tạo nên một bức tranh đẹp với công việc và ngành nghề đa dạng, có ích cho đời. 20 năm đã qua đi, chúng tôi đã đi muôn nơi nhưng vẫn đau đáu trở về khoảng trời nơi sân trường THPT Hà Trung yêu dấu.
Với mục tiêu Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo trong điều kiện phù hợp; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, hoặc các ngã rẽ tiếp theo của cuộc sống, nhìn vào những luận điểm trên chúng ta có thể chắc chắn một điều, trải qua một thời kỳ giáo dục phổ thông chắc chắn sẽ là bước chuẩn bị nền tảng rất tốt cho thị trường lao động sau này, dù sau phổ thông các em bước vào sự lựa chọn nào đi nữa; nhưng chắc chắn sự lựa chọn ở tuổi 18 sẽ là sự yên tâm về độ chín chắn của học sinh và bớt lo toan của phụ huynh. Cớ sao phải ngừng giữa chừng những nguyện ước một thanh xuân được học dưới mái trường THPT công lập, mỗi năm hè về lại một kỳ thi đầy áp lực nhọc nhằn của tuổi 15 và chúng ta vẫn còn thiếu những mái trường công lập so với nhu cầu thực tế?
Ngày hẹn nhau trở về đầy xúc động
Ngày K42 – TPPT Hà Trung trở về trong vòng tay yêu thương của thầy cô bè bạn. Một vài thầy cô chủ nhiệm của các lớp đã qua đời, các bạn cùng trang lứa thuở ấy sau những lo toan vẫn xuân, vẫn ấm áp nét đẹp rất văn, rất đời. Khó có dịp hội ngộ nào để thấy một bức tranh có hầu như tất cả các ngành nghề lao động. Khó có cuộc hẹn nào như hội khóa thanh xuân để các ngành nghề lại có thể gần nhau, yêu nhau đến vậy. Những chàng trai cô gái năm ấy giờ đã gần 40 tuổi, độ chín của lao động và việc làm, cũng độ chín của trưởng thành, của gia đình, của xã hội, gặp lại thầy cô trong một môi trường đặc biệt như một tổng kết thực tiễn của giáo dục phổ thông một khóa kiểm nghiệm sau 20 năm. Dẫu có nhiều đổi thay của đất nước qua những gam màu tối sáng, nhưng chắc chắn một điều, dù đi qua những thăng trầm ấy, giáo dục phổ thông đã đóng góp rất lớn lao cho việc chuẩn bị cho đất nước một đội ngũ lao động chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và cuộc sống giỏi, có nền tảng văn hóa được giáo dục toàn diện từ những mái trường giàu truyền thống.
Bên cạnh đó, có nhiều bạn công tác ở các ngành nghề khác nhau. Có bạn là giám đốc doanh nghiệp, có bạn công tác trong các ngành Kinh tế, Xây dựng, rồi y, Dược, trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nhiều bạn cũng đã thành công theo các mức độ khác nhau; có những bạn là công nhân gắn bó với nhà xưởng, dây chuyền cũng luôn cố gắng vun vén cho cuộc sống, để 20 năm qua đi cuộc sống luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn….Các bạn đã luôn cố gắng không ngừng tạo dựng tương lai làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.
Tất cả các gương mặt thân yêu của khóa 42 - THPT Hà Trung tạo nên một bức tranh đẹp với công việc và ngành nghề đa dạng, có ích cho đời. 20 năm đã qua đi, chúng tôi đã đi muôn nơi nhưng vẫn đau đáu trở về khoảng trời nơi sân trường THPT Hà Trung yêu dấu.
Với mục tiêu Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo trong điều kiện phù hợp; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, hoặc các ngã rẽ tiếp theo của cuộc sống, nhìn vào những luận điểm trên chúng ta có thể chắc chắn một điều, trải qua một thời kỳ giáo dục phổ thông chắc chắn sẽ là bước chuẩn bị nền tảng rất tốt cho thị trường lao động sau này, dù sau phổ thông các em bước vào sự lựa chọn nào đi nữa; nhưng chắc chắn sự lựa chọn ở tuổi 18 sẽ là sự yên tâm về độ chín chắn của học sinh và bớt lo toan của phụ huynh. Cớ sao phải ngừng giữa chừng những nguyện ước một thanh xuân được học dưới mái trường THPT công lập, mỗi năm hè về lại một kỳ thi đầy áp lực nhọc nhằn của tuổi 15 và chúng ta vẫn còn thiếu những mái trường công lập so với nhu cầu thực tế?
Ngày hẹn nhau trở về đầy xúc động
Ngày K42 – TPPT Hà Trung trở về trong vòng tay yêu thương của thầy cô bè bạn. Một vài thầy cô chủ nhiệm của các lớp đã qua đời, các bạn cùng trang lứa thuở ấy sau những lo toan vẫn xuân, vẫn ấm áp nét đẹp rất văn, rất đời. Khó có dịp hội ngộ nào để thấy một bức tranh có hầu như tất cả các ngành nghề lao động. Khó có cuộc hẹn nào như hội khóa thanh xuân để các ngành nghề lại có thể gần nhau, yêu nhau đến vậy. Những chàng trai cô gái năm ấy giờ đã gần 40 tuổi, độ chín của lao động và việc làm, cũng độ chín của trưởng thành, của gia đình, của xã hội, gặp lại thầy cô trong một môi trường đặc biệt như một tổng kết thực tiễn của giáo dục phổ thông một khóa kiểm nghiệm sau 20 năm. Dẫu có nhiều đổi thay của đất nước qua những gam màu tối sáng, nhưng chắc chắn một điều, dù đi qua những thăng trầm ấy, giáo dục phổ thông đã đóng góp rất lớn lao cho việc chuẩn bị cho đất nước một đội ngũ lao động chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và cuộc sống giỏi, có nền tảng văn hóa được giáo dục toàn diện từ những mái trường giàu truyền thống.
Câu chuyện được một học sinh chia sẻ tại buổi lễ
Ngày chúng tôi trở về trường xưa, Trên cánh đồng, trang trại thiếu vắng một vài nông dân giỏi yêu mảnh ruộng, ngọn đồi của mình; Một vài Việt kiều thu xếp hồi hộp cả tháng để dc về gặp thầy, gặp bạn; có những công chức viên chức cắt phép trong hân hoan; có những công nhân đổi ca, đổi chuyền, có những doanh nghiệp tạm vắng quản lý trong ngày hôm ấy…Vì chúng tôi trở về cái nôi chấp cánh trưởng thành. Khoảnh khắc ấy đẹp lắm. tất cả lo toan gác lại, chỉ còn thân ái đoàn kết, tình thầy nghĩa bạn.
Những khoảnh khắc ấy đẹp lắm như một nét son văn hóa của các nhà trường, chở đò đưa khách qua sông, mong ngày hội ngộ là những đứa con chững chạc trưởng thành và thiện lương. Trong sáng sớm sân trường hôm ấy, có tà áo dài xúng xính xuân thì sau những vất vả lo toan. Có chàng trai cô gái lao vộ ra ghế, chụp nhanh một bó sen hồng cuối mưa, có thầy cô vẫn lặng lẽ nếp nhăm đứng nhìn mỉm cười: Trò của trường năm ấy, hôm nay đón các em trở về không phải sau kỳ tuyển sinh mà là từ khắp ngành nghề của đất nước.
Có một khoảng trời Hà Trung 20 năm ấy rất đỗi yên bình và xanh cao; Có một khoảng trời ở Hà Trung mà chúng tôi dù lao động ở khắp nơi vẫn luôn nhớ, luôn thương những ngọt ngào. Khoảng trời phổ thông ấy vẫn luôn nhẫn nại, đệt muôn thăm thẳm yên bình. Hội khóa sau 20 năm tốt nghiệp THPT như một bức tranh kiểm nghiệm hiệu quả sau giáo dục. Bức tranh ấy thật đẹp, đi ra từ những mái trường như thế là cả một nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước sau này.
Những khoảnh khắc ấy đẹp lắm như một nét son văn hóa của các nhà trường, chở đò đưa khách qua sông, mong ngày hội ngộ là những đứa con chững chạc trưởng thành và thiện lương. Trong sáng sớm sân trường hôm ấy, có tà áo dài xúng xính xuân thì sau những vất vả lo toan. Có chàng trai cô gái lao vộ ra ghế, chụp nhanh một bó sen hồng cuối mưa, có thầy cô vẫn lặng lẽ nếp nhăm đứng nhìn mỉm cười: Trò của trường năm ấy, hôm nay đón các em trở về không phải sau kỳ tuyển sinh mà là từ khắp ngành nghề của đất nước.
Có một khoảng trời Hà Trung 20 năm ấy rất đỗi yên bình và xanh cao; Có một khoảng trời ở Hà Trung mà chúng tôi dù lao động ở khắp nơi vẫn luôn nhớ, luôn thương những ngọt ngào. Khoảng trời phổ thông ấy vẫn luôn nhẫn nại, đệt muôn thăm thẳm yên bình. Hội khóa sau 20 năm tốt nghiệp THPT như một bức tranh kiểm nghiệm hiệu quả sau giáo dục. Bức tranh ấy thật đẹp, đi ra từ những mái trường như thế là cả một nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước sau này.
Các cựu học sinh chụp hình cùng các thầy cô đã dạy năm xưa
Đã có một ngày tôi viết những dòng văn thật xinh, thật nghĩa tình bằng niềm thương và nỗi nhớ: K42 – THPT Hà Trung “20 năm có hẹn với Thanh xuân”. Và giá như, người lao động nào cũng từng có một thanh xuân như thế!
Thông tin liên hệ:
Tác giả: Lê Thị Hiệp
Đơn vị công tác: Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
SDT: 0984.674.606
STK: 65010001350025
CCCD: 038186021502
Tác giả: Lê Thị Hiệp
Đơn vị công tác: Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
SDT: 0984.674.606
STK: 65010001350025
CCCD: 038186021502
Lê Hiệp – Cựu học sinh lớp H - K42 Trường THPT Hà Trung
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HÂN HOAN NGÀY KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM VĂN ( Hải Phòng )
BẮC NAM NGÀN DẶM MỘT NHÀ - BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM
Nữ cán bộ công an có duyên với những làn điệu dân ca xứ Nghệ
20 năm công tác trong lực lượng công an nhân dân cũng là chừng ấy thời gian chị Thái Phương Nga mang đến cho đồng nghiệp, bạn bè gần...
Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu
Đã thuộc lớp người xưa nay hiếm nhưng với Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật...
Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống
Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) - Đồng...
KHÁCH TÂY HÀO HỨNG TRẢI NGHIỆM RÈN DAO KÉO ĐA SỸ
Làng rèn Đa Sỹ hình thành từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, là một làng khoa bảng thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Đây cũng...