Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng MEN GỐM, TÌNH NGƯỜI

Thứ tư , 09/08/2023 | 23:48 GMT+7
    Anh như người say giữa lung linh sắc gốm. Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng - làng gốm Bát Tràng vẫn miệt mài cống hiến tâm sức, trí tuệ cho nghề. Từng nét vẽ, từng màu men, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân như hòa quyện vào nhau để tạo nên những tác phẩm nổi tiếng. Tất cả như cất cánh để mang đến cho đời những sản phẩm – tác phẩm gốm sứ tinh tế, khác biệt và vô cùng giá trị.  
      Từ lời cổ nhân…
    Có lẽ với nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đến với gốm, say mê gốm, thành công, nổi tiếng bởi “chữ duyên” – duyên nghề và duyên đời.
    Tốt nghiệp cấp 3, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hưng vào quân ngũ. Sau gần 05 năm rèn luyện trong Quân đội anh trở về quê hương, nơi anh sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hồng thơ mộng của một huyện ngoại thành Hà Nội. Trở về quê hương để rồi “duyên nợ” một đời với gốm sứ Bát Tràng.
    Bén duyên với nghề bắt đầu từ việc anh tham gia HTX Dịch vụ Thương mại Gốm sứ của huyện Gia Lâm. Rồi duyên ấy đã đưa đẩy anh đến với những tảo tần, đon đả của Bát Tràng. Anh kết duyên và rồi anh theo nghề gốm sứ ở xứ sở ngàn năm tuổi này. Gia đình, bố mẹ vợ anh đều là những nghệ nhân nổi tiếng làm ra các bài men xanh ngọc danh tiếng Bát Tràng.

                  
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng bên các tác phẩm gốm sứ men Lam chất lượng cao được trưng bày và bán cho đối tác tại cửa hàng Gốm sứ Hưng Hoan, số 24 Phố chợ Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
 
    Có được sự hậu thuẫn của gia đình, như người được chắp thêm đôi cánh, Nguyễn Văn Hưng chăm chỉ rèn nghề. Vượt qua những khó khăn của những năm trong thập niên 90 của thế kỷ trước, xưởng gốm Thành Hưng cũng ra đời với biết bao kỳ vọng của người thợ trẻ. Vừa làm vừa quan sát thực tế, những trăn trở trong anh cũng lớn dần cùng niềm đam mê cháy bỏng. Gốm sứ Bát Tràng là tinh túy của đất - lửa. Bao đời nay, gốm Bát Tràng nổi tiếng đẹp nhờ có cốt gốm dày dặn và đặc biệt là màu men thanh nhã, giản dị nhưng tinh tế, quyến rũ lạ thường. Quả đúng như lời thơ của người bạn đã tặng vợ chồng anh:
 
 GỐM SỨ HƯNG HOAN
Sứ trắng hạng sang,
Vẽ màu lam huyền thoại
Tổ tiên để lại
Men ngọc men ngà
Nối tiếp ông cha
Làm ra tuyệt phẩm.
{GỐM SỨ HƯNG HOAN – Địa chỉ: Số 24 Bát Tràng: 096 832 9889}

 
    Làm sao để ra được dòng men lam đặc trưng, nổi tiếng một thời, tiến tới tạo ra những sản phẩm gốm sứ cao cấp xứng tầm? Kinh nghiệm truyền đời “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò” của người xưa đã tiếp thêm cho anh Hưng động lực, sự quyết tâm thay đổi tư duy, cách làm. Và không biết có bao nhiêu mồ hôi đã đổ, nước mắt đã rơi, tiền bạc đã mất để cho anh tìm kiếm “công thức” của dòng gốm sứ cao cấp. Những ngày tháng nhọc nhằn, kiên trì theo đuổi, trái ngọt rồi cũng đến với anh. Anh đã có “chất men” của riêng mình - men ngọc; tay nghề của anh đạt đến độ tinh xảo, cho ra lò những mẻ gốm sứ cao cấp, đạt đến độ “mãn nhãn” của khách hàng.
    Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí “đất trắng, xương trong” trong thực hiện các sản phẩm gốm đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thành công của anh sau này và làm nên tên tuổi Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Nguyễn Văn Hưng. Với nguyên liệu “đất trắng, xương trong” không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi tay nghề phải thật giỏi. Mặc dù nguyên liệu đắt tiền, nhưng rất khó để tạo hình. Lại nữa, khi nung đốt ở nhiệt độ cao, làm sao để giữ được hình dáng như mong muốn, vẽ vào đó cũng thật là kỹ, tinh xảo và có hồn. Con người anh là vậy, luôn khắt khe với chính mình để tìm đến sự hoàn mỹ cho mỗi sản phẩm gốm sứ mình làm ra. Ngày đêm rèn luyện tay nghề, càng làm càng rút ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học. Đến hôm nay, anh có thể tự hào vì các sản phẩm gốm sứ thương hiệu Thành Đạt đều được tạo ra từ loại đất tốt nhất trên thị trường.
    Các cụ xưa thường nói “Nhất thổ - Nhì mộc” quả không sai. Với nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng để có được thành quả xứng đáng hôm nay là cả một quá trình lao tâm khổ tứ. Song đó cũng là bí quyết - con đường thành công đã được định đoạt ngay từ cách anh chọn đi theo phát triển nghề gốm sứ từ tiêu chuẩn khắt khe của ông cha. Chấp nhận thất bại, chấp nhận hi sinh thời gian, vật chất để mài giũa nên một tài năng sáng tạo gốm; Làm nên tiếng tăm của một trong những thương hiệu lớn của làng nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Bát Tràng.
      Khát vọng... men đời
    Trời cho anh duyên nghề, Trời cũng phú cho anh đôi bàn tay tài hoa. Bằng tài năng thiên bẩm, kết hợp với kinh nghiệm truyền đời của cha ông để lại, gốm sứ của anh đã làm nên chất men say nồng của những tuyệt phẩm gốm sứ Bát Tràng. Các sản phẩm đều được sản xuất theo nguyên tắc “Đất trắng, xương trong, đốt ở nhiệt cao và vẽ kỹ tinh xảo”. Tóm lại là hàng bóng, vẽ kỹ tất cả trong men – vẽ màu lam – men màu ngọc.
    Có dịp ghé thăm cơ ngơi “gốm Thành Đạt”, người xem sẽ choáng ngợp, mê mẩn bởi sự tinh tế, sáng tạo của những sản phẩm gốm sứ cao cấp đạt đến độ tinh xảo làm say đắm lòng người. Sản phẩm gốm sứ Thành Đạt phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, như: Bộ đồ thờ cúng vẽ tay cao cấp; Lọ lộc bình với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ; Bình hút lộc làm tăng vượng khí, các loại bảo bình, lọ hoa…, đáp ứng nhu cầu bài trí, thờ cúng, tâm linh mang đến vượng khí cho gia chủ.
    Đặc biệt, sản phẩm của anh đã được trưng bày ở nhiều cuộc triển lãm, nhiều ngày hội văn hóa như: Festival nghề truyền thống tại Huế; Hương sắc gốm Bát Tràng; Sản phẩm tinh hoa gia tộc và làng nghề truyền thống; Trưng bày tác phẩm tại triển lãm 60 năm Bác Hồ về thăm Bát Tràng và vinh dự được chọn 3 tác phẩm trưng bày ở Văn phòng Quốc hội trong chương trình “60 tác phẩm gốm nghệ thuật hiến tặng”… Niềm tự hào lớn lao đã đến với nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng khi, năm 2019, tại Festival nghề truyền thống được tổ chức ở Thành phố Huế, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã vinh dự đoạt giải Nhất với tuyệt phẩm “Đôi Bảo Bình màu lam vẽ Sơn thủy hữu tình”. Phần thưởng danh giá như thêm một lần khẳng định - sau bao nhiêu khó khăn, vất vả, bằng niềm đam mê và tài năng thực sự, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã chinh phục được đỉnh vinh quang, minh chứng cho nghệ thuật chế tác gốm sứ đặc sắc của làng nghề Bát Tràng.

                  
Chị Hoan - Vợ Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ( Bát Tràng ) luôn là điểm tựa - đường băng cho chồng cất cánh, dâng cái đẹp cho đời
 
    Danh tiếng của người nghệ nhân được thể hiện qua sự thành công và đóng góp cho sự phát triển của nghề gốm sứ Bát Tràng. Về làng nghề gốm sứ nghìn năm tuổi, tên tuổi nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng được nhắc đến bởi sự nổi tiếng với tài năng, anh cùng với các nghệ nhân tiêu biểu của làng đã và đang từng ngày góp phần giữ lửa tinh hoa dòng gốm cổ Bát Tràng.
    Hơn ba mươi năm miệt mài xây dựng thương hiệu từ xưởng gốm Thành Hưng đến thương hiệu gốm sứ Thành Đạt. Mong mỏi lớn nhất, tâm nguyện lớn nhất của vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng là có thể truyền dạy lại cho các con những bí quyết nghề mà vợ chồng anh đã mất gần cả một đời tìm ra và gây dựng. “Hổ phụ sinh hổ tử”, hai người con của anh chị cũng đang từng ngày rèn luyện, nuôi dưỡng “nghề” từ chính tâm huyết của mẹ cha. Cũng như hàng nghìn năm qua, người Bát Tràng đời đời giữ lửa tinh hoa dòng gốm cổ Bát Tràng, cha truyền con nối, miệt mài sáng tác những tuyệt phẩm gốm sứ cho đời. Anh có nói với tôi: “Trăm năm người phải ra đi/Ngàn năm sứ vẫn ở lỳ nhân gian”(Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng)
    Còn tôi, từ cảnh ngộ, từ những nhọc nhằn của người Nghệ nhân mà ứng tác mấy vần thơ đề tặng anh:
Trẻ thời bộ đội súng trên tay
Hồi hương nhào lộn với đất này
Nỗ lực phát huy nghề Tổ dạy
Lưu danh hậu thế phúc tràn đầy.
 
Trần Miêu
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TÂM NGUYỆN CỦA NHỮNG “CHÀNG TRAI CẦU GIẼ” NĂM XƯA

    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, hình ảnh “chàng trai Cầu Giẽ” - những chiến sỹ quên mình ngày đêm...

Tôn vinh truyền thống dân tộc đề cao danh nhân, xây dựng tương lai Việt Nam mạnh giàu bản sắc

Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, những danh nhân văn hóa luôn là những ngôi sao sáng, tỏa rạng ánh hào quang, soi...

CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ – KIẾN TRÚC QUÝ GIÁ LÀNG NGỌC THAN (XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Ngọc Than là một làng Việt cổ có truyền thống văn hiến từ lâu đời. Tên Ngọc Than bắt nguồn từ hình ảnh “bút Ngọc - nghiên Than” gắn...

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai - Người bảo tồn, gìn giữ và phát huy làn điệu Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than

Thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai) là một làng Việt cổ của xứ Đoài thơ mộng. Đây là một làng văn hiến có truyền thống khoa...

Đông Cứu: Nơi khơi nguồn cảm hứng từ những sợi chỉ

Ở Hà Nội có một ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là “thêu áo cho vua” tại làng Đông Cứu (Thường Tín)....