Văn hoá truyền thống
TRI ÂN NGƯỜI NGHỆ NHÂN SÁNG TRONG MỘT ĐỜI THỢ
Thứ ba ,
15/07/2025 |
22:57 GMT+7
Sáng ngày 15/7, trong dư âm không khí hân hoan nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đoàn công tác của Tạp chí Tinh hoa Đất Việt, do Nhà báo Bùi Công Phiếu – Tổng Biên tập dẫn đầu, đã có chuyến thăm đặc biệt tới tư gia và xưởng chế tác tượng, đồ thờ điêu khắc, Sơn son thếp vàng của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh tại làng nghề Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, Tp Hà Nội.
Cùng đi với đoàn còn có sự hiện diện quý trọng của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu văn hóa, văn hóa làng nghề và truyền thống thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Dưới cái nắng hè gay gắt của vùng ven đô, vượt hơn 20 cây số, đoàn đã có mặt tại nhà Nghệ nhân Thạnh vào gần 11 giờ trưa. Điều làm cả đoàn xúc động là sự đón tiếp thân tình, trọng thị và ấm áp nghĩa tình của cả gia đình: vợ chồng nghệ nhân, con trai, cùng các bậc cao niên – nguyên là Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐND và nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức(cũ) - đều ra tận cổng đón khách như đón người thân lâu ngày trở về.

Dưới cái nắng hè gay gắt của vùng ven đô, vượt hơn 20 cây số, đoàn đã có mặt tại nhà Nghệ nhân Thạnh vào gần 11 giờ trưa. Điều làm cả đoàn xúc động là sự đón tiếp thân tình, trọng thị và ấm áp nghĩa tình của cả gia đình: vợ chồng nghệ nhân, con trai, cùng các bậc cao niên – nguyên là Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐND và nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức(cũ) - đều ra tận cổng đón khách như đón người thân lâu ngày trở về.

Ban Lãnh đạo Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt và GS. Sử học Lê Văn Lan trao Kỷ niệm chương cho Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh
Ngồi trong căn nhà khách giản dị nhưng trang nghiêm, đoàn Tạp chí như lạc vào một không gian bảo tàng thu nhỏ, nơi lưu giữ hàng trăm bức ảnh lớn nhỏ ghi dấu những chặng đường nghề nghiệp rực rỡ của nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh. Từ những tác phẩm tượng thờ hoành tráng, đến các công trình tín ngưỡng mang tầm quốc gia, quốc tế; từ những bằng khen, kỷ niệm chương, giấy chứng nhận của các tổ chức nghề nghiệp đến hình ảnh của Nghệ nhân bên cạnh các vị khách quốc tế, nghệ nhân đồng nghiệp, học trò... tất cả như một bản trường ca sống động về một đời cống hiến âm thầm mà lấp lánh tài hoa của người thợ Sơn Đồng.
Sự kết nối giữa văn hóa nghề và tinh thần báo chí nhân văn
Trong không khí trân trọng và xúc động, Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã trao tặng Kỷ niệm chương cho Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh. Đây là món quà tri ân đặc biệt nhân dịp Tạp chí kỷ niệm 13 năm thành lập và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2025) – biểu tượng của sự kết nối giữa hai dòng chảy: “Báo chí và Doanh nghiệp” - một bên là những người làm báo mang sứ mệnh gìn giữ, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống; một bên là những nghệ nhân lặng thầm kiến tạo nên những tác phẩm gỗ sơn thếp vàng mỹ nghệ được ví như “thổi hồn” vào gỗ, làm nên những di sản vật thể và phi vật thể quý báu cho đất nước, cho nhân loại.
“Chúng tôi không chỉ ghi nhận một người thợ giỏi, mà tôn vinh một người giữ đạo nghề, giữ hồn dân tộc” – Nhà báo Bùi Công Phiếu xúc động nói.

Sự kết nối giữa văn hóa nghề và tinh thần báo chí nhân văn
Trong không khí trân trọng và xúc động, Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã trao tặng Kỷ niệm chương cho Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh. Đây là món quà tri ân đặc biệt nhân dịp Tạp chí kỷ niệm 13 năm thành lập và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2025) – biểu tượng của sự kết nối giữa hai dòng chảy: “Báo chí và Doanh nghiệp” - một bên là những người làm báo mang sứ mệnh gìn giữ, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống; một bên là những nghệ nhân lặng thầm kiến tạo nên những tác phẩm gỗ sơn thếp vàng mỹ nghệ được ví như “thổi hồn” vào gỗ, làm nên những di sản vật thể và phi vật thể quý báu cho đất nước, cho nhân loại.
“Chúng tôi không chỉ ghi nhận một người thợ giỏi, mà tôn vinh một người giữ đạo nghề, giữ hồn dân tộc” – Nhà báo Bùi Công Phiếu xúc động nói.

Ban Lãnh đạo Tạp chí THĐV chụp hình cùng các bậc cao niên – nguyên là Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐND và nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (cũ)
Quả thực đã từng chứng kiến nhiều công trình, tác phẩm, pho tượng mà Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh dày công tạo tác có thể thấy: Đằng sau mỗi pho tượng là một tấm lòng, đằng sau mỗi nếp chạm là cả một kho tri thức văn hóa dân gian, tôn giáo, mỹ học và lịch sử – đó chính là điều khiến những người làm báo cảm phục và rất trân trọng nghệ nhân Thạnh.


Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh
Giáo sư Lê Văn Lan ở tuổi đại thọ ngoài 90 – với ánh mắt am hiểu và cái nhìn tinh tế của một người suốt đời nghiên cứu văn hóa Việt – lặng lẽ ngắm từng bức tượng, từng đôi câu đối, bức tranh trong gian nhà, rồi cảm thán: “Đây là một người rất có hiếu, trọng đức – một kiểu mẫu người thợ chân chính của nước Nam mình từ xưa đến nay”. Trong lúc nói về Sơn Đồng vị giáo sư đáng kính đã nhắc đến một việc, chính là mong muốn, nếu thời gian tới có điều kiện thì Nghệ nhân Thạnh cùng với dòng họ ở đây phối hợp với Viện NCVH Thăng Long để có cuộc hội thảo về thân thế, sự nghiệp đức trọng của vị Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ - người được ghi danh tại Văn bia Quốc Tử Giám.
Không gian thiêng của đạo nghề và lòng tri ân tổ tiên
Chuyến đi không chỉ dừng lại ở sự thăm hỏi, mà còn là hành trình tri ân một không gian nghề, một hệ giá trị truyền thống. Đoàn đã được thăm nhà thờ của gia đình nghệ nhân. Đây là nơi lưu giữ những ký ức thiêng liêng của gia đinh ông – Người con trai út Nguyễn Viết Thạnh và điều đặc biệt của ngôi nhà 3 gian này còn là nơi thờ Tổ nghề với tất cả sự thành kính trang trọng.
Một gian riêng biệt được dành để thờ Tổ nghề với dòng chữ lớn “Tri ân Tổ nghiệp”, trang nghiêm và đầy cảm xúc. Gian chính của nhà thờ đề chữ “Nghệ tinh vinh quốc” – ngắn gọn, cô đọng mà sâu sắc: Giữ gìn, tôn vinh tinh hoa của nghệ thuật chính là vinh danh cho đất nước, dân tộc. Tư tưởng đó không chỉ là triết lý sống, mà còn là kim chỉ nam cho suốt hành trình của Nghệ nhân Thạnh và con cháu sau này.

Không gian thiêng của đạo nghề và lòng tri ân tổ tiên
Chuyến đi không chỉ dừng lại ở sự thăm hỏi, mà còn là hành trình tri ân một không gian nghề, một hệ giá trị truyền thống. Đoàn đã được thăm nhà thờ của gia đình nghệ nhân. Đây là nơi lưu giữ những ký ức thiêng liêng của gia đinh ông – Người con trai út Nguyễn Viết Thạnh và điều đặc biệt của ngôi nhà 3 gian này còn là nơi thờ Tổ nghề với tất cả sự thành kính trang trọng.
Một gian riêng biệt được dành để thờ Tổ nghề với dòng chữ lớn “Tri ân Tổ nghiệp”, trang nghiêm và đầy cảm xúc. Gian chính của nhà thờ đề chữ “Nghệ tinh vinh quốc” – ngắn gọn, cô đọng mà sâu sắc: Giữ gìn, tôn vinh tinh hoa của nghệ thuật chính là vinh danh cho đất nước, dân tộc. Tư tưởng đó không chỉ là triết lý sống, mà còn là kim chỉ nam cho suốt hành trình của Nghệ nhân Thạnh và con cháu sau này.

Đoàn dâng hương tại Nhà thờ của Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh
Càng đặc biệt hơn khi được biết Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh là một hậu duệ nổi bật của dòng họ Nguyễn Viết, một dòng họ hiếu học và lẫy lừng trong sử sách. Dòng họ này từng có Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ (1644–1692) – người hai lần đỗ tiến sĩ, từng đảm nhiệm chức Tham tụng (Tể tướng) – Thượng thư Bộ Hình dưới triều Lê – Trịnh. Tên tuổi cụ Tiến sĩ Thứ nay được vinh danh trên bản đồ địa lý hiện đại khi tên con đường từ trung tâm huyện Hoài Đức (cũ) nay là xã Sơn Đồng được mang tên người.
Trong một không gian mang đậm tính di sản ấy, người ta càng thấu hiểu vì sao Nguyễn Viết Thạnh không chỉ là một nghệ nhân xuất sắc, mà còn là một biểu tượng nối dài của khí chất dòng tộc, lòng trung hậu của người thợ và nghĩa khí của người quân tử.
Sáng trong một đời thợ, một gia tộc, một tâm thế văn hóa
Chuyến đi của Tạp chí Tinh hoa Đất Việt không chỉ là cuộc gặp gỡ thông thường, mà là một cuộc tìm về cội nguồn giá trị – nơi nghề truyền thống, văn hóa dòng tộc và phẩm hạnh người thợ giao hòa trong một con người. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh – với tất cả sự điềm đạm, khiêm nhường, khéo léo và tâm huyết – đã cho thấy chân dung một người thợ thời hiện đại nhưng đậm chất cổ truyền: vững vàng tay nghề, khiêm cung đạo đức, tri ân tiền nhân, tận tụy truyền nghề cho hậu thế.

Trong một không gian mang đậm tính di sản ấy, người ta càng thấu hiểu vì sao Nguyễn Viết Thạnh không chỉ là một nghệ nhân xuất sắc, mà còn là một biểu tượng nối dài của khí chất dòng tộc, lòng trung hậu của người thợ và nghĩa khí của người quân tử.
Sáng trong một đời thợ, một gia tộc, một tâm thế văn hóa
Chuyến đi của Tạp chí Tinh hoa Đất Việt không chỉ là cuộc gặp gỡ thông thường, mà là một cuộc tìm về cội nguồn giá trị – nơi nghề truyền thống, văn hóa dòng tộc và phẩm hạnh người thợ giao hòa trong một con người. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh – với tất cả sự điềm đạm, khiêm nhường, khéo léo và tâm huyết – đã cho thấy chân dung một người thợ thời hiện đại nhưng đậm chất cổ truyền: vững vàng tay nghề, khiêm cung đạo đức, tri ân tiền nhân, tận tụy truyền nghề cho hậu thế.

Mọi người chụp hình lưu niệm tại không gian nhà thờ của gia đình nghệ nhân
Giữa một xã hội không ngừng biến đổi, vẫn có những người âm thầm giữ lửa, tôn nghiêm nghề cổ, dạy dỗ lớp trẻ bằng chính tấm gương đời mình – và với những người như Nghệ nhân Thạnh, Sơn Đồng không chỉ là làng nghề, mà là ngôi đền thiêng của nghề điêu khắc Việt Nam.
Trần Tâm
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tâm thành chí hướng của một chàng trai 9X
“Tâm Thành Chí Hướng” đã trở thành kim chỉ nam, thành phương châm sống của chàng trai trẻ Phạm Văn Hoàn. Bằng tâm...
Kỷ niệm 95 năm cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (5/1930-5/2025) Cụ Nguyễn Quỹ – Bí danh Tàng Kim: TẤM GƯƠNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRUNG KIÊN
Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử cách mạng Việt Nam, có những con người bình dị nhưng mang trong mình khí tiết kiên cường,...
NHÀ GIÁO NGUYỄN CẢNH ÂN: MỘT ĐỜI GIEO CHỮ, ƯƠM MẦM VĂN HÓA
Sinh ra giữa thế kỷ XX, vào những năm đầu đất nước giành được độc lập, nhà giáo – nhà phê bình văn học Nguyễn Cảnh Ân...
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng: ÂN TÌNH NGÀY GẶP MẶT
* Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của Tiến sĩ Phạm Vũ Câu và những người đồng nghiệp cũ nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng –...
Việt kiều Mỹ - Ông Nguyễn Văn Đồng: “ 30 THÁNG TƯ LÀ NGÀY QUỐC HỶ !”
Trong không khí thiêng liêng và đầy xúc động cả nước hướng về đại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền...