Tin tức - sự kiện
Xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền: Tôn vinh những cống hiến lớn lao của vị Tổ Trung hưng dân tộc
Thứ hai ,
14/07/2025 |
15:57 GMT+7
Việc xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Cổ Loa cùng với các công trình tôn vinh Đức vua An Dương Vương là nguyện vọng của nhân dân; đồng thời, cũng là địa chỉ để đẩy mạnh giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa. Đây là nhấn mạnh của lãnh đạo huyện Đông Anh (nay là xã Đông Anh, TP.Hà Nội) tại lễ khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, nơi Đức vua Ngô Quyền từng chọn làm kinh đô, diễn ra ngày 26/6. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và nhấn nút khởi công.
Địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa
Năm 938, dưới ngọn cờ đại nghĩa của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, quân ta đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lịch sử. Một năm sau, năm 939, Ngô Quyền xưng Vương lập nên một nhà nước độc lập.
Mảnh đất Cổ Loa được chọn làm kinh đô nước Việt. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, chính thức chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. Đức vua Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.

Năm 938, dưới ngọn cờ đại nghĩa của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, quân ta đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lịch sử. Một năm sau, năm 939, Ngô Quyền xưng Vương lập nên một nhà nước độc lập.
Mảnh đất Cổ Loa được chọn làm kinh đô nước Việt. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, chính thức chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. Đức vua Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.
Lễ khởi công đền thờ tại Đông Anh, Hà Nội
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân Đông Anh luôn trân trọng gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời luôn mong muốn có đền thờ Đức vua Ngô Quyền và Công viên di sản tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa - nơi đời đời tưởng nhớ, ghi công và biết ơn Đức vua An Dương Vương, Đức vua Ngô Quyền cùng các bậc tiền nhân để nhân dân cả nước thành kính dâng hương tưởng niệm, tổ chức lễ hội xưng Vương, đẩy mạnh giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương chọn vị trí, địa điểm xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền; HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư với vị trí xây dựng tại ô đất ký hiệu L-04 thuộc phân vùng lõi Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền, được khởi công xây dựng tổng diện tích đất khoảng 6.180m2, tổng mức đầu tư là 298,402 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố, xã và các nguồn xã hội hóa.
“Dự án nhằm tôn vinh và tri ân Đức vua Ngô Quyền - Vị Tổ trung hưng đất nước; bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng Khu di tích thành Cổ Loa trở thành Công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn của Thủ đô Hà Nội; từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa. Đồng thời, gắn kết phát triển du lịch di sản với không gian văn hóa - tâm linh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương; phục vụ nhu cầu tâm linh, tri ân nguồn cội của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy ý chí tự cường trong các tầng lớp nhân dân”, lãnh đạo UBND huyện Đông Anh (nay là xã Đông Anh) nhấn mạnh.
Thỏa ước nguyện quê hương, dòng tộc
Là người con của mảnh đất Cổ Loa Anh hùng, am tường về văn hóa, truyền thống quê hương, PGS Đào Duy Quát, nguyên Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương bày tỏ niềm vui mừng khi mảnh đất quê hương yêu dấu có thêm một dấu ấn lịch sử đặc biệt với sự hiện diện bề thế của ngôi đền phụng thờ Đức vương Ngô Quyền.
Tại nhiều địa phương, để ghi dấu ấn cuộc hành quân, chiến đấu, chiến thắng của Ngô Quyền đều có đền thờ tưởng nhớ công lao của ông. Hà Nội là quê hương của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đồng thời cũng là nơi ông chọn làm nơi định đô và xác lập Vương triều độc lập của dân tộc. Vì vậy, tại chính mảnh đất Loa Thành, có một công trình để thờ tự ông là một điều vô cùng ý nghĩa, có giá trị nhiều mặt.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương chọn vị trí, địa điểm xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền; HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư với vị trí xây dựng tại ô đất ký hiệu L-04 thuộc phân vùng lõi Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền, được khởi công xây dựng tổng diện tích đất khoảng 6.180m2, tổng mức đầu tư là 298,402 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố, xã và các nguồn xã hội hóa.
“Dự án nhằm tôn vinh và tri ân Đức vua Ngô Quyền - Vị Tổ trung hưng đất nước; bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng Khu di tích thành Cổ Loa trở thành Công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn của Thủ đô Hà Nội; từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa. Đồng thời, gắn kết phát triển du lịch di sản với không gian văn hóa - tâm linh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương; phục vụ nhu cầu tâm linh, tri ân nguồn cội của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy ý chí tự cường trong các tầng lớp nhân dân”, lãnh đạo UBND huyện Đông Anh (nay là xã Đông Anh) nhấn mạnh.
Thỏa ước nguyện quê hương, dòng tộc
Là người con của mảnh đất Cổ Loa Anh hùng, am tường về văn hóa, truyền thống quê hương, PGS Đào Duy Quát, nguyên Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương bày tỏ niềm vui mừng khi mảnh đất quê hương yêu dấu có thêm một dấu ấn lịch sử đặc biệt với sự hiện diện bề thế của ngôi đền phụng thờ Đức vương Ngô Quyền.
Tại nhiều địa phương, để ghi dấu ấn cuộc hành quân, chiến đấu, chiến thắng của Ngô Quyền đều có đền thờ tưởng nhớ công lao của ông. Hà Nội là quê hương của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đồng thời cũng là nơi ông chọn làm nơi định đô và xác lập Vương triều độc lập của dân tộc. Vì vậy, tại chính mảnh đất Loa Thành, có một công trình để thờ tự ông là một điều vô cùng ý nghĩa, có giá trị nhiều mặt.
Các vị lãnh đạo, đại biểu bấm nút khởi công công trình
Xúc động chứng kiến lễ khởi công đền thờ Đức vua Ngô Quyền, Đại tá Ngô Hữu Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Ngô Việt Nam chia sẻ, sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt với dòng tộc họ Ngô Việt Nam. Công trình đền thờ tưởng niệm Đức vua Ngô Quyền với triều đại Tiền Ngô tại Cổ Loa đã thực sự đáp ứng lòng mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân, con cháu họ Ngô tri ân theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trân trọng vị Tổ trung hưng đất nước. Nhiều năm kiên trì cùng các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về Đức vua Ngô Quyền, về dòng tộc họ Ngô, Đại tá Ngô Hữu Minh tự hào được tự tay đặt những cuốn sách viết về họ Ngô, về đức Vua Ngô Quyền trên chính mảnh đất linh thiêng của đền.
Hiện công trình đang được gấp rút triển khai các hạng mục. Theo kế hoạch, quý II/2026 sẽ hoàn thành công tác thi công xây dựng công trình Đền thờ Đức vua Ngô Quyền.
Hiện công trình đang được gấp rút triển khai các hạng mục. Theo kế hoạch, quý II/2026 sẽ hoàn thành công tác thi công xây dựng công trình Đền thờ Đức vua Ngô Quyền.
Nguyễn Hợi - Đỗ Nga
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Triển lãm "Những chiếc lông công" của họa sĩ Dương Xuân Quyền
Triển lãm "Những chiếc lông công" của họa sĩ Dương Xuân Quyền là lời mời gọi công chúng yêu nghệ thuật cùng dừng lại, ngắm nhìn,...
ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI – DẤU ẤN ĐOÀN KẾT, NIỀM TỰ HÀO DÒNG TỘC TRONG BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA ĐẤT NƯỚC
“Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn” – câu ca xưa của cha ông vẫn vang vọng trong lòng...
Họ Phạm Đức thỉnh chiêng trống chào mừng thời khắc chuyển giao đơn vị hành chính
Vào đúng 6 giờ sáng ngày 01/7/2025 (tức ngày 7/6 năm Ất Tỵ), tại Từ đường Đại gia tộc họ Phạm Đức – Di tích lịch sử văn hóa...
Hội đồng Họ Phạm TP. Hải Phòng: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TIÊN PHONG, ĐOÀN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN KHI SÁP NHẬP
Sáng ngày 28/6/2025, tại Hội trường Hoàng Sa – Trung tâm tiệc cưới Hải Đăng, số 19 Trần Khánh Dư, quận Ngô Quyền, Hội đồng Họ Phạm TP....
Tạp chí Tinh hoa Đất Việt: Tôn vinh nhà báo, tri ân người đồng hành
Sáng ngày 20/6/2025, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Trống Đồng - 72 Trần Đăng Ninh, TP. Hà Nội, Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã long trọng tổ chức Chương...