Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Tinh hoa nghệ thuật Việt

BÂNG KHUÂNG NHỚ BÁC

Thứ hai , 25/10/2021 | 22:55 GMT+7
Tháng 5, ngày 19. Ngày đó đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại một chấm son chói lọi.  
Tháng 5, ngày 19
Ngày ra đời của một Con Người, một nhà cách mạng, một vị anh hùng dân tộc, một vĩ nhân, một nhà tư tưởng và văn hoá kiệt xuất mà toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đã trở thành động lực chân chính của lịch sử. Một động lực, theo cách nói của F.Ăngghen, đã làm chuyển động quảng đại quần chúng của từng dân tộc một, đem đến cho  những người bị áp bức bóc lột những lý do trỗi dậy và hành động một cách bền bỉ, kiên cường đưa đến một biến đổi lịch sử vĩ đại.

Tháng 5, ngày 19. Ngày sinh của Hồ Chí Minh, một con người trọn cả đời đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và của toàn nhân loại.
 
 
Tên tuổi của Người đã trở thành biểu tượng của niềm tin, ánh sáng và hy vọng, bởi vì như nhiều học giả nước ngoài đã từng nói: Ngày mai của nhân loại là thế giới tự do và nhân đạo đang được xây lên trên con đường Hồ Chí Minh!
Những người cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc Việt Nam đã, đang, sẽ cùng với tất cả cố gắng của mình để đi đúng trên con đường độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã xác định: “Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc là hoài bão, là mong ước, mong ước tột bậc, là mục tiêu chiến đấu hy sinh cả cuộc đời của Người. Đất nước phải độc lập. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Đổi mới, nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội chính là mọi người, trước hết là Đảng, phải thấm nhuần tư tưởng nói trên của Người, “Phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Di chúc).
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cách mạng cực kỳ khó khăn, đòi hỏi tất yếu khách quan sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của một Đảng cách mạng chân chính. “Đảng có vững, cách mạng mới thành công. Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Danh dự, vận mệnh đất nước, dân tộc và trọng trách lịch sử đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải được củng cố vững mạnh.
Học tập và làm theo những di huấn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng nhất để xây dựng Đảng, làm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh nặng nề và vẻ vang của mình.
Trong những bước ngoặt của cách mạng, những lúc gay go, khó khăn nhất của sự định hướng chính trị, của sự lựa chọn con đường, Đảng ta, nhân dân ta luôn luôn tìm thấy trong lời dạy của Người: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo…Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
 Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin.”
Sự hiểu biết không đầy đủ, sai lệch tất nhiên sẽ dẫn tới những chủ trương, chính sách sai lầm. Công cuộc “đổi mới” đang đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao sự tu dưỡng  để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.
Biết bao vấn đề thực tế của đời sống xã hội khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, đòi hỏi sự dẫn đường của lý luận tiên tiến. Để làm tròn nhiệm vụ của Đảng tiền phong tất yếu Đảng phải vững mạnh. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Đảng mạnh thì từng đảng viên, từng cán bộ của Đảng đều phải mạnh, nghĩa là phải tự cải tạo mình và nâng cao mình lên ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
Cải tạo là tẩy sạch những tư tưởng và hành động địa phương chủ nghĩa; óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu hống hách, xa rời quần chúng; óc hẹp hòi, ham chuộng hình thức, thích phô trương cho oai; làm việc lối bàn giấy, chỉ tay năm ngón, không sát thực tế; vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm, nhiều người có lỗi nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, xuề xoà, nể nang, né tránh, làm mất kỷ cương trong Đảng và là nguyên nhân dẫn tới mất kỷ cương trong toàn xã hội; ích kỷ, tham ô, hủ hoá, cố tranh cho được chức được quyền, lo ăn ngon mặc đẹp, chiếm dụng của công, lợi ích địa vị và công tác để buôn bán phát tài…
Cán bộ, đảng viên phải tự nâng cao mình lên, nghĩa là phải “thạo về chính trị”, “phải giỏi về chuyên môn”, phải thực hành dân chủ, có quan hệ tốt với quần chúng, biết tổ chức, hướng dẫn quần chúng làm việc. Đảng viên, cán bộ ở bất kỳ cương vị nào cũng phải hoàn thành tốt nhiệm cụ của mình, phải xứng đáng với chức vụ được giao. “Bộ trưởng mà không làm tròn nhiệm vụ là tồi”. Phẩm chất và năng lực của mỗi người chỉ có một cách đánh giá đúng đắn nhất là ở kết quả và hiệu quả công việc mà họ đảm nhiệm. Luôn cố gắng để tự cải tạo mình và nâng cao mình lên như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, phải trở thành hành động tự giác của đảng viên.
 
Nghiên cứu tư tưởng của Bác Hồ, học tập Bác, đó là những việc làm vốn có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút mọi người. Song, đối với Bác thì Học để làm việc, Học là để “làm người”, làm một công dân Việt Nam cho xứng đáng với nhân dân, với Tổ quốc đã từng chịu bao đau thương nhưng vô cùng anh dũng của chúng ta, Học để làm một người cộng sản chân chính, xứng đáng với vinh dự cao quý là người học trò và đồng chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học để làm việc, làm việc có hiệu quả thiết thực, làm việc cho mình và cho sự giàu mạnh của đất nước; làm việc vì ta và vì tất cả mọi người. Có học như vậy mới có thể làm cán bộ, người cán bộ trung thành và tận tuỵ phục vụ nhân dân là người cán bộ biết “lấy dân làm gốc” và cũng biết quyền và lợi của dân là cao nhất.
Học Bác là một việc nghiêm túc, là công việc của cả một đời người, của tất cả mọi người, của thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau. Nhưng học Bác không phải chỉ để chiêm ngưỡng, kính cẩn, tôn thờ. Điều quan trọng là học Bác để làm theo lời Bác, là sống và làm việc sao cho xứng đáng với chức quyền, với danh hiệu người đảng viên, với lời hứa nguyện làm “đầy tớ trung thành cho nhân dân”.
Niềm hạnh phúc lớn lao của người cách mạng là do chiến đấu suốt đời, do tận tuỵ để thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Trích trong sách “Học Bác để làm người”
PGS Trần Đình Huỳnh

Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ÁNH XUÂN DẬY MEN GỐM TÌNH NGƯỜI

Khi cành đào khoe sắc thắm dâng tràn một mùa xuân mới – Xuân Nhâm Dần 2022 cũng là năm anh Trần Văn Hợi ngấp nghé bước vào tuổi...

VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC” NGÔI NHÀ TRÍ TUỆ CỦA HUYỆN THƯỜNG TÍN

Từ ngàn xưa, người dân huyện Thường Tín ( Phủ Thượng Phúc xưa) nổi tiếng là đất học, đất văn chương, đất khoa bảng, đất danh hương…

Sương Nguyệt Anh - nữ sỹ tài hoa và trí tuệ

Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê sinh ngày 1/2/1864, tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ...

Hai vị vua tuổi Sửu trong lịch sử dân tộc

Trâu là con giáp đứng ở vị trí thứ 2 sau con Chuột.Người tuổi Sửu là người có tính cần mẫn chịu khó và có thể nói là...

CHÚNG TÔI LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG MIỀN TÂY NAM BỘ

Kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 – 21.6.2021)