Tinh hoa nghệ thuật Việt
VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC” NGÔI NHÀ TRÍ TUỆ CỦA HUYỆN THƯỜNG TÍN
Thứ hai ,
25/10/2021 |
23:25 GMT+7
Từ ngàn xưa, người dân huyện Thường Tín ( Phủ Thượng Phúc xưa) nổi tiếng là đất học, đất văn chương, đất khoa bảng, đất danh hương…
Hà Nội tự hào có Quốc Tử Giám, nơi ghi danh những bậc đại khoa của đất nước, thì Thường Tín tự hào là vùng đất có Văn Từ- ghi danh những vị khoa bảng danh tiếng của huyện mình. Chỉ tính từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XIX, huyện Thường Tín đã có 68 vị đăng khoa, trở thành huyện đứng tốp đầu về số lượng các vị đăng khoa trong các triều đại phong kiến. Trong số đó có những bậc đại khoa, tiếng thơm lừng lẫy như Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, Đệ nhị giáp khoa TS Lý Tử Tấn, Dương Trực, Nguyễn Trác, Ngô Hoan, Trịnh Quý.
Thật đúng là:
“ Đất linh sinh tuấn kiệt,
Văn hiến phát hiền tài.
Văn Từ uy linh một cõi,
Gương sáng tồn tại muôn đời…”
“ Văn Từ Thượng Phúc” uy linh xây trên thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã trở thành ngôi nhà truyền thống kết tinh những bông hoa trí tuệ, hiền tài của Thường Tín nói riêng và của Quốc gia nói chung.
Tiếp đón phóng viên, đồng chí Chủ tịch huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy, không giấu nổi niềm tự hào. Đồng chí nói:
“ Huyện chúng tôi có quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ, giá trị, với 462 di tích và công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó có 123 di tích được xếp hạng( gồm 61 di tích quốc gia và 62 di tích cấp thành phố), có 2 di tích đang đề nghị di tích cấp quốc gia đặc biệt là Bãi tắm Tiên Dung – Chử Đồng Tử ( xã Tự Nhiên ) và chùa Đậu ( xã Nguyễn Trãi ). Đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa- lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Trong đó tiêu biểu là “ Văn Từ Thượng Phúc”- nơi tôn vinh các nhà khoa bảng ở quê hương Thường Tín chúng tôi”….
… “ Văn Từ Thượng Phúc” được tiến sỹ Dương Công Độ( Tham chính Nghệ An) xây dựng năm 1695 tại thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thượng Phúc. Đến năm Bính Thân, Hoằng Phúc Giám sinh Đinh Tông Thuyên, con trai nối dõi là Hoài An- Tri huyện Đinh Bá Thường thừa mệnh bản huyện cùng các quan triều đình, quan viên chính thức kính sửa toà nội đường, từ vũ, tiền đường. Năm 1755, Văn Từ bị xuống cấp, Tri huyện Phú Xuyên- Nguyễn Quân tiến hành trùng tu, tôn tạo. Sau đó giáo thụ Phủ Lý Nhân là Đinh Quân xây dựng tòa tiền đường. Tri huyện Hoài An tiếp tục tu sửa cho thêm uy nghi lộng lẫy. Khi đó khuôn viên Văn Từ Thượng Phúc rất hẹp. Đất An Duyên lại heo hút, mùa lễ hội vắng vẻ, đất lại thấp, trũng, cuối mùa thu hay lụt lội, việc tế lễ gặp nhiều khó khăn, ngày tế lễ nhiều khi bị lùi lại do mưa lũ. Đến năm Tân Mùi niên hiệu Tự Đức- tường Văn Từ bị nước cuốn trôi. Năm Nhâm Thân 1812, Hội Tư Văn- Văn Từ Thượng Phúc cùng các quan chức, văn nhân, vương thần trong huyện tiến hành di dời Văn Từ về thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thượng Phúc. Thái Thú Cao Hữu Sung cùng với các vương môn, văn thân đứng lên xây dựng. Thái Thú Hoàng Quân Thụ trông coi việc thi công và quyên góp tiền của. Mùa đông năm Canh Tý khởi công. Tròn 1 năm tu sửa xong với kinh phí rất lớn. Văn Từ ngày càng tôn nghiêm, lộng lẫy.
Năm 1872, sau 60 năm Văn Từ được trùng tu, năm 1892 Văn Từ lại được tu sửa. Khi chế độ khoa cử cuối cùng của triều Nguyễn kết thúc, qua biến thiên của thời gian, Văn Từ được nhân dân trong vùng coi như là Văn Chỉ của thôn Văn Hội. Công trình bị xuống cấp và bị thu hẹp lại rất nhiều.
Thật đúng là:
“ Đất linh sinh tuấn kiệt,
Văn hiến phát hiền tài.
Văn Từ uy linh một cõi,
Gương sáng tồn tại muôn đời…”
“ Văn Từ Thượng Phúc” uy linh xây trên thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã trở thành ngôi nhà truyền thống kết tinh những bông hoa trí tuệ, hiền tài của Thường Tín nói riêng và của Quốc gia nói chung.
Tiếp đón phóng viên, đồng chí Chủ tịch huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy, không giấu nổi niềm tự hào. Đồng chí nói:
“ Huyện chúng tôi có quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ, giá trị, với 462 di tích và công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó có 123 di tích được xếp hạng( gồm 61 di tích quốc gia và 62 di tích cấp thành phố), có 2 di tích đang đề nghị di tích cấp quốc gia đặc biệt là Bãi tắm Tiên Dung – Chử Đồng Tử ( xã Tự Nhiên ) và chùa Đậu ( xã Nguyễn Trãi ). Đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa- lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Trong đó tiêu biểu là “ Văn Từ Thượng Phúc”- nơi tôn vinh các nhà khoa bảng ở quê hương Thường Tín chúng tôi”….
… “ Văn Từ Thượng Phúc” được tiến sỹ Dương Công Độ( Tham chính Nghệ An) xây dựng năm 1695 tại thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thượng Phúc. Đến năm Bính Thân, Hoằng Phúc Giám sinh Đinh Tông Thuyên, con trai nối dõi là Hoài An- Tri huyện Đinh Bá Thường thừa mệnh bản huyện cùng các quan triều đình, quan viên chính thức kính sửa toà nội đường, từ vũ, tiền đường. Năm 1755, Văn Từ bị xuống cấp, Tri huyện Phú Xuyên- Nguyễn Quân tiến hành trùng tu, tôn tạo. Sau đó giáo thụ Phủ Lý Nhân là Đinh Quân xây dựng tòa tiền đường. Tri huyện Hoài An tiếp tục tu sửa cho thêm uy nghi lộng lẫy. Khi đó khuôn viên Văn Từ Thượng Phúc rất hẹp. Đất An Duyên lại heo hút, mùa lễ hội vắng vẻ, đất lại thấp, trũng, cuối mùa thu hay lụt lội, việc tế lễ gặp nhiều khó khăn, ngày tế lễ nhiều khi bị lùi lại do mưa lũ. Đến năm Tân Mùi niên hiệu Tự Đức- tường Văn Từ bị nước cuốn trôi. Năm Nhâm Thân 1812, Hội Tư Văn- Văn Từ Thượng Phúc cùng các quan chức, văn nhân, vương thần trong huyện tiến hành di dời Văn Từ về thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thượng Phúc. Thái Thú Cao Hữu Sung cùng với các vương môn, văn thân đứng lên xây dựng. Thái Thú Hoàng Quân Thụ trông coi việc thi công và quyên góp tiền của. Mùa đông năm Canh Tý khởi công. Tròn 1 năm tu sửa xong với kinh phí rất lớn. Văn Từ ngày càng tôn nghiêm, lộng lẫy.
Năm 1872, sau 60 năm Văn Từ được trùng tu, năm 1892 Văn Từ lại được tu sửa. Khi chế độ khoa cử cuối cùng của triều Nguyễn kết thúc, qua biến thiên của thời gian, Văn Từ được nhân dân trong vùng coi như là Văn Chỉ của thôn Văn Hội. Công trình bị xuống cấp và bị thu hẹp lại rất nhiều.
Là người luôn tôn trọng truyền thống hiếu học, muốn phát huy những tinh hoa của những bậc khoa bảng khi xưa, năm 2018, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Minh, Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội đã tiến hành khảo cứu chính sử, tìm hiểu nguồn gốc các nhà khoa bảng trong huyện và lịch sử Văn Từ giao cho Đại Đức Thích Chánh Thuần trụ trì chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến về dịch lại văn bia, truy về nguồn gốc, tìm mối quan hệ giữa Văn Chỉ Văn Hội và Văn Từ Thượng Phúc qua cuộc hội thảo của các nhà khoa học có tên tuổi với lập luận chặt chẽ và thực tế. Các nhà khoa học đã kết luận: Văn Chỉ Văn Hội chính là Văn Từ huyện Thượng Phúc xưa( Thường Tín ngày nay).
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Minh, nói:
“ Các nhà khoa bảng đại khoa thực sự là biểu tượng của tinh thần yêu nước, hiếu học, là những tấm gương sáng tạo động lực để các thế hệ người Thường Tín phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, văn hóa, đạo đức, phụng sự đất nước quê hương, góp phần đưa huyện Thường Tín phát triển vững mạnh,văn minh”.
Thấy rõ giá trị lịch sử, văn hóa, tính nhân văn của Văn Từ Thượng Phúc sẽ là nơi tôn vinh giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học của huyện nên Huyện Ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Huyện có chủ trương xã hội hóa:“ Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc ”. Đầu xuân ngày mùng 9 tháng giêng năm 2019, Văn Từ Thượng Phúc được khởi công trùng tu, tôn tạo. UBND huyện ban hành quyết định số 3938 ngày 15/ 10/ 2019, phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình Văn Từ Thượng Phúc.
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Minh, nói:
“ Các nhà khoa bảng đại khoa thực sự là biểu tượng của tinh thần yêu nước, hiếu học, là những tấm gương sáng tạo động lực để các thế hệ người Thường Tín phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, văn hóa, đạo đức, phụng sự đất nước quê hương, góp phần đưa huyện Thường Tín phát triển vững mạnh,văn minh”.
Thấy rõ giá trị lịch sử, văn hóa, tính nhân văn của Văn Từ Thượng Phúc sẽ là nơi tôn vinh giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học của huyện nên Huyện Ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Huyện có chủ trương xã hội hóa:“ Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc ”. Đầu xuân ngày mùng 9 tháng giêng năm 2019, Văn Từ Thượng Phúc được khởi công trùng tu, tôn tạo. UBND huyện ban hành quyết định số 3938 ngày 15/ 10/ 2019, phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình Văn Từ Thượng Phúc.
Chủ đầu tư là Ngân hàng bưu điện Liên Việt Post Bank và TGĐ Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh, người Quế Võ, Bắc Ninh. Ông đã dành nhiều tâm huyết, tài trợ xây dựng các công trình phúc lợi không chỉ ở Huyện Thường Tín mà còn ở nhiều địa phương khác. Tổng dự toán công trình xây dựng khoảng 42 tỷ. Sau hơn một năm toàn tâm, toàn lực xây dựng công trình, ngày mùng 9 tháng giêng năm 2021 Văn Từ Thượng Phúc khánh thành với các công trình: 2 nhà khách, nhà đại bái, nhà trung, hậu cung, nhà bia đúng về hình dáng của một Văn Từ, đẹp tôn nghiêm về kiến trúc. Tất cả đều rất rộng rãi, thoáng mát. Các khung của các hạng mục công trình đều được làm từ gỗ quý. Trong đó có ba nhà bia ghi danh các nhà khoa Bảng, nhà tếlễ, hậu cung.ông Đặng Hữu Tiệp trưởng phòng văn hóa Thường Tín nói :
“ Chúng tôi rất tự hào khi có Văn Từ Thượng Phúc. Đây là một văn miếu thu nhỏ tại quê hương, là một di tích văn hóa quý giá cần được xếp hạng. Chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị các cấp trong thời gian sớm nhất, mong muốn nơi đây sẽ là nơi hội tụ tinh hoa của nền học vấn trong huyện, ngoài tỉnh. Văn Từ sẽ là nơi tụ hội của các học sinh, sinh viên, thầy cô giáo khi mỗi kì tựu trường, các kì ngoại khóa và ngày thi đến. Tin rằngVăn Từ Thượng Phúc sẽ được mở rộng hơn nữa, có nhà truyền thống để vinh danh các thầy cô, học sinh giỏi xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó trong huyện”.
“ Chúng tôi rất tự hào khi có Văn Từ Thượng Phúc. Đây là một văn miếu thu nhỏ tại quê hương, là một di tích văn hóa quý giá cần được xếp hạng. Chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị các cấp trong thời gian sớm nhất, mong muốn nơi đây sẽ là nơi hội tụ tinh hoa của nền học vấn trong huyện, ngoài tỉnh. Văn Từ sẽ là nơi tụ hội của các học sinh, sinh viên, thầy cô giáo khi mỗi kì tựu trường, các kì ngoại khóa và ngày thi đến. Tin rằngVăn Từ Thượng Phúc sẽ được mở rộng hơn nữa, có nhà truyền thống để vinh danh các thầy cô, học sinh giỏi xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó trong huyện”.
Còn ông Nguyễn Doãn Tuấn Bí thư chi bộ thôn Văn Hội thì không giấu nổi vui mừng chia sẻ:
“ Chúng tôi là những cán bộ chủ chốt ở địa phương luôn mong muốn Văn Từ là nơi phát huy truyền thống khoa bảng của quê hương, là niềm tự hào của các em học sinh sinh viên trong toàn huyện. Việc mở mang Văn Từ Thượng Phúc cho xứng tầm một nơi tôn vinh trí tuệ Việt Nam là cần thiết ”.
Qua hơn một năm dồn tâm tài sức lực của Tổng giám đốc Dương Công Minh, đội ngũ cộng sự của ông và tập thể Đảng ủy, chính quyền, nhân dân huyện Thường Tín, ngày 09/01/2021 Văn Từ Thượng Phúc được khánh thành trên vùng đất cổ có truyền thống khoa bảng. Huyện ủy đã có chủ trương, UBND huyện đã ra nghị quyết lấy ngày mùng 9 tháng giêng hằng năm là ngày tổ chức lễ hội khai bút và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề cấp huyện. Ngày mùng 9 tháng giêng năm 2021 lễ khai bút và tuyên dương các nghệ nhân ưu tú của các làng nghề chính thức được khai mạc lần đầu tiên trong tiết xuân ấm áp chan chứa tình đất, tình người, tình quê hương nồng hậu…
“ Văn Từ uy linh một cõi, gương sáng tồn tại muôn đời ”, đã thể hiện được trọng trách ân tình với tiền nhân và hậu thế, kết nối, phát huy giá trị truyền thống, đặt nền móng cho tương lai là biểu tượng của vùng đất khoa bảng. Từ đó giá trị của nền giáo dục, truyền thống hiếu học được nâng lên một tầm cao mới, xây dựng huyện Thường Tín ngày một văn minh hiện đại và giàu đẹp.
“ Chúng tôi là những cán bộ chủ chốt ở địa phương luôn mong muốn Văn Từ là nơi phát huy truyền thống khoa bảng của quê hương, là niềm tự hào của các em học sinh sinh viên trong toàn huyện. Việc mở mang Văn Từ Thượng Phúc cho xứng tầm một nơi tôn vinh trí tuệ Việt Nam là cần thiết ”.
Qua hơn một năm dồn tâm tài sức lực của Tổng giám đốc Dương Công Minh, đội ngũ cộng sự của ông và tập thể Đảng ủy, chính quyền, nhân dân huyện Thường Tín, ngày 09/01/2021 Văn Từ Thượng Phúc được khánh thành trên vùng đất cổ có truyền thống khoa bảng. Huyện ủy đã có chủ trương, UBND huyện đã ra nghị quyết lấy ngày mùng 9 tháng giêng hằng năm là ngày tổ chức lễ hội khai bút và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề cấp huyện. Ngày mùng 9 tháng giêng năm 2021 lễ khai bút và tuyên dương các nghệ nhân ưu tú của các làng nghề chính thức được khai mạc lần đầu tiên trong tiết xuân ấm áp chan chứa tình đất, tình người, tình quê hương nồng hậu…
“ Văn Từ uy linh một cõi, gương sáng tồn tại muôn đời ”, đã thể hiện được trọng trách ân tình với tiền nhân và hậu thế, kết nối, phát huy giá trị truyền thống, đặt nền móng cho tương lai là biểu tượng của vùng đất khoa bảng. Từ đó giá trị của nền giáo dục, truyền thống hiếu học được nâng lên một tầm cao mới, xây dựng huyện Thường Tín ngày một văn minh hiện đại và giàu đẹp.
Bài: Phạm Thị Dần
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
GẶP GỠ BÁO CHÍ RA MẮT DỰ ÁN ÂM NHẠC
Sáng ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Hội quán Trúc Lâm (Hà Nội) diễn ra buổi gặp gỡ báo chí về MV âm nhạc "Hiệu triệu" - Nơi...
ÁNH XUÂN DẬY MEN GỐM TÌNH NGƯỜI
Khi cành đào khoe sắc thắm dâng tràn một mùa xuân mới – Xuân Nhâm Dần 2022 cũng là năm anh Trần Văn Hợi ngấp nghé bước vào tuổi...
Sương Nguyệt Anh - nữ sỹ tài hoa và trí tuệ
Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê sinh ngày 1/2/1864, tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ...
Hai vị vua tuổi Sửu trong lịch sử dân tộc
Trâu là con giáp đứng ở vị trí thứ 2 sau con Chuột.Người tuổi Sửu là người có tính cần mẫn chịu khó và có thể nói là...
CHÚNG TÔI LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG MIỀN TÂY NAM BỘ
Kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí Cách mạng
Việt Nam (21.6.1925 – 21.6.2021)