Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

Đông Cứu: Nơi khơi nguồn cảm hứng từ những sợi chỉ

Thứ ba , 24/12/2024 | 16:53 GMT+7
Ở Hà Nội có một ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là “thêu áo cho vua” tại làng Đông Cứu (Thường Tín). Đến nay với hơn 300 năm tuổi nghề thủ công truyền thống của làng vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ nội thành Hà Nội, xuôi về phía nam men theo quốc lộ 1A cũ không khó để hỏi thăm vào làng Đông Cứu, thuộc Xã Dũng Tiến, Huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội. Nếu không đi vào sâu từng ngõ hỏi thăm từng nhà thì chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là một ngôi làng thuần nông thông thường như bao ngôi làng tại vùng quê Bắc Bộ. Nhưng nếu tiếp cận vào các hộ gia đình và các xưởng thì chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh các người thợ thủ công đang cần mẫn với tác phẩm thêu tay của mình. 


Hình ảnh tại một xưởng thêu tại làng Đông Cứu

Theo ông Nguyễn Thế Du chủ tịch hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu chia sẻ: làng nghề truyền thống thêu long bào ở Đông Cứu có vào khoảng thế kỷ XVIII với hơn 300 năm gìn giữ và phát triển, được truyền lại từ tổ nghề là ông Lê Công Hành. Được bảo tồn và phát triển làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua nghệ thuật thêu tay. Trải qua bao thăng trầm lịch sử khó khăn vất vả nhưng từ khi nhà nước mở cửa cho tự do tín ngưỡng tôn giáo thì phát triển về đồ thờ: “Tàn tán lọng, quạt, y môn đồ thêu cổ và hiện tại phát triển hơn về khăn chầu áo ngự . Có 80 đến 90% người dân trong làng đều theo nghề, gìn giữ nét đẹp văn hóa và ổn định kinh tế. Nước ta là nước có khá nhiều làng nghề thêu ngay ở huyện Thường Tín đã có trên dưới 10 làng nghề thêu truyền thống nhưng mỗi làng nghề lại có một kỹ thuật khác nhau đối với làng nghề Đông Cứu đặc trưng là theo bắt nét bằng sợi kim tuyến hay còn gọi là lối thêu cổ. Người nghệ nhân sử dụng sợi kim tuyến để thêu các đường bao, đường viền của các họa tiết như: “vẩy rồng, vân mây và họa tiết trang trí...” khi hoàn thành sợi kim tuyến óng ánh tạo nên cảm giác bắt mắt hơn rất nhiều so với chỉ màu thông thường.


Hình ảnh kỹ thuật thêu bắt nét bằng sợi kim tuyến

 Kỹ thuật thêu Đông Cứu có nhiều điểm đặc trưng mà không phải ở nơi nào cũng có và có những danh từ để chỉ thì không phải ai cũng được nghe qua mà đã nghe qua rồi thì không phải ai cũng hiểu hết được mà phải có người phân tích mới hiểu được. Ví dụ như: bọc móng, bắt quắn, ghệch mép, nhồi thịt,.. hết sức độc đáo mà nghệ nhân thêu gọi đó là ngôn ngữ thêu. Cũng  theo ông Du cả làng hiện tại chỉ có 4 đến 5 người hiểu hết được các ngôn ngữ thêu và thực hiện thuần thục những kỹ thuật cao cấp nhất ở làng.
Sự tỉ mỉ không chỉ ở lúc thêu mà trước đó các công đoạn như chọn chỉ tơ, chọn sợi kim tuyến, vẽ màu, sáng tạo hình ảnh, in kiểu lên vải cũng vô cùng cầu kỳ, tỉ mẩn. Tuy là một màu chỉ, một mũi kim nhưng với bàn tay của các nghệ nhân, các đường viền có gì đó mềm mại, uốn lượn và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các sản phẩm thêu ở nơi khác. Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cho biết: Thêu theo kiểu hiện đại hoặc tự do người thợ tự điều chỉnh mũi kim, sợi chỉ miễn sao cho ra được hình hài rõ ràng, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Còn theo lối cổ thì có quy thức rõ ràng và buộc phải tuân theo, các mũi thêu có một chiều thống nhất, cách rút kim, đẩy kim thẳng, nghiêng cũng có quy định rõ, chính vì thế một người thợ muốn thành thạo được một công được lối thêu cổ thì phải học nghề ít nhất 5 năm.
Thậm chí, ở làng Đông Cứu mỗi nghệ nhân lại có một thế mạnh riêng, ví dụ như nghệ nhân Vũ Văn Giỏi chuyên thêu long bào, áo ngự; nghệ nhân Nguyễn Đắc Bảy thêu quạt, vải; nghệ nhân Nguyễn Bá Tuy được biết đến với những sản phẩm hia, hài, nón thờ mẫu,…Rất hiếm người nào thạo được toàn bộ các công đoạn vì áo thờ thành hoàng làng, áo ngự thường phải ứng dụng nhiều kiểu thêu khác nhau, vì vậy mà để làm ra một tác phẩm hoàn hảo có lần nghệ nhân Vũ Văn Giỏi phải mất đến hơn một năm, độ bền của áo ngự đó thường lên đến vài trăm năm. Công lao bỏ ra nhiều, tuy bán với mức giá trăm triệu cũng không lãi bao nhiêu, âu cũng là lòng yêu nghề tổ tiên để lại cũng như góp sức gìn giữ những giá trị truyền thống xưa để lại của các nghệ nhân làng Đông Cứu.

 

 

Từ Tuấn Anh
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tôn vinh truyền thống dân tộc đề cao danh nhân, xây dựng tương lai Việt Nam mạnh giàu bản sắc

Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, những danh nhân văn hóa luôn là những ngôi sao sáng, tỏa rạng ánh hào quang, soi...

CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ – KIẾN TRÚC QUÝ GIÁ LÀNG NGỌC THAN (XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Ngọc Than là một làng Việt cổ có truyền thống văn hiến từ lâu đời. Tên Ngọc Than bắt nguồn từ hình ảnh “bút Ngọc - nghiên Than” gắn...

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai - Người bảo tồn, gìn giữ và phát huy làn điệu Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than

Thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai) là một làng Việt cổ của xứ Đoài thơ mộng. Đây là một làng văn hiến có truyền thống khoa...

ĐẠI TÁ NGUYỄN HOÀNG HUẤN: TỪ NGƯỜI LÍNH TĂNG THIẾT GIÁP ĐẾN NHÀ GIÁO TẬN TÂM

    Với hơn 40 năm cống hiến trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và sự nghiệp giáo dục, Đại tá - nhà giáo Nguyễn Hoàng Huấn đã...

HÂN HOAN NGÀY KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM VĂN ( Hải Phòng )

       BẮC NAM NGÀN DẶM MỘT NHÀ -  BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM