Văn hoá truyền thống
HỌ AN VIỆT NAM: CÂY CÙNG MỘT CỘI
Thứ sáu ,
27/10/2023 |
00:18 GMT+7
Những ngày đầu tháng 10, trong tiết trời se se lạnh cuối thu, con cháu dòng họ An Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước lại một lòng hướng về Nhà Thờ Họ An Việt Nam ở thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của dòng họ: Ngày giỗ Tổ dòng họ An Việt Nam.
Nguồn cội
Theo cuốn Gia phả An tộc, lịch sử của dòng họ An gắn liền với lịch sử của làng Đại Quan, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (làng Đại Quan có từ thời Triệu Việt Vương hơn 1500 năm về trước). Họ An đã cùng các dòng họ khác lập nên làng Đại Lan xưa, Đại Quan (Đại Hưng) ngày nay. Hàng năm cứ đến ngày giỗ Thánh, làng đọc văn tế có nêu thập nhị gia tiên (12 dòng họ) đến lập làng theo thứ tự: Nguyễn, Đào, An, Dương, Hoàng, Phạm, Cao, Bùi... Theo thần phả của đền làng Đại Quan (di tích lịch sử cấp quốc gia) ghi chép lại thì họ An đứng thứ 3 trong 12 họ của làng lúc bấy giờ.
Theo cuốn Gia phả An tộc, lịch sử của dòng họ An gắn liền với lịch sử của làng Đại Quan, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (làng Đại Quan có từ thời Triệu Việt Vương hơn 1500 năm về trước). Họ An đã cùng các dòng họ khác lập nên làng Đại Lan xưa, Đại Quan (Đại Hưng) ngày nay. Hàng năm cứ đến ngày giỗ Thánh, làng đọc văn tế có nêu thập nhị gia tiên (12 dòng họ) đến lập làng theo thứ tự: Nguyễn, Đào, An, Dương, Hoàng, Phạm, Cao, Bùi... Theo thần phả của đền làng Đại Quan (di tích lịch sử cấp quốc gia) ghi chép lại thì họ An đứng thứ 3 trong 12 họ của làng lúc bấy giờ.
Ban liên lạc Họ An Việt Nam tham dự cuộc họp trù bị trước ngày giỗ họ An Việt Nam mùng 6-7 tháng 10 (âm lịch)
Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, người họ An đã di tản và định cư ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhưng di huấn của tổ tiên vẫn luôn khắc ghi trong tâm trí: “Việt Nam chỉ có một họ An, dù ở đâu đã là người mang họ An thì đều là anh em cùng dòng tộc, không được kết hôn”. Nhớ lời truyền của tổ tiên, hậu duệ họ An ở làng Đại Quan luôn có ý thức tìm người trong dòng tộc di tản, với mong muốn tập hợp và đoàn kết các chi lại, phụng thờ Tổ đường ngày một tôn nghiêm, con cháu họ An khắp mọi miền đất nước đều an khang thịnh vượng.
Những người con họ An tâm huyết với dòng tộc
“Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”. Đạo lý đó luôn thôi thúc những người con họ An tìm tòi, sưu tầm những tư liệu chính xác về nguồn gốc tổ tiên để xây dựng nên bộ gia phả dòng họ. Cuốn gia phả không chỉ ghi chép lại một cách đầy đủ nhất lịch sử của gia tộc trải qua biết bao thăng trầm và biến cố để tạo dựng nên một dòng họ như hiện nay. Trên hết, cuốn gia phả chính là tư liệu giáo dục đạo đức con cháu họ An biết được cội nguồn, từ đó có ý thức phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Những người con họ An tâm huyết với dòng tộc
“Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”. Đạo lý đó luôn thôi thúc những người con họ An tìm tòi, sưu tầm những tư liệu chính xác về nguồn gốc tổ tiên để xây dựng nên bộ gia phả dòng họ. Cuốn gia phả không chỉ ghi chép lại một cách đầy đủ nhất lịch sử của gia tộc trải qua biết bao thăng trầm và biến cố để tạo dựng nên một dòng họ như hiện nay. Trên hết, cuốn gia phả chính là tư liệu giáo dục đạo đức con cháu họ An biết được cội nguồn, từ đó có ý thức phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Cắt băng khánh thành nhà thờ họ An Việt Nam tháng 10 năm 2022
Việc tìm và kết nối các chi họ An trên khắp mọi miền đất nước chưa khi nào là dễ dàng đối với những thành viên tâm huyết trong Hội đồng gia tộc họ An. Ông An Trọng Hùng (đời thứ 28) và anh An Xuân Mười (đời thứ 29) thuộc họ An ở làng Đại Quan là hai trong số những người tâm huyết trong công cuộc chắp nối dòng họ. Ông Hùng nhớ lại: sau nhiều lần thư từ liên lạc với người họ An ở các nơi, đến tháng 7 năm 2003 đã diễn ra cuộc gặp mặt tại Hà Nội giữa đại biểu họ An ở Ninh Bình, Hà Nam và Khoái Châu ( Hưng Yên). Tiếp đó là cuộc gặp gỡ với họ An ở Tiên Lữ. Ở Văn Giang có 3 họ An. Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) cũng có họ An có gốc Hưng Yên. Đó chính là những khởi đầu tốt đẹp cho một dòng họ An Việt Nam hôm nay.
Ông An Việt Tuấn, Chủ tịch Hội đồng họ An Việt Nam là một trong số những người tham gia đi tìm dòng họ từ những ngày sơ khai. Theo lời kể của ông, chỉ cần nghe nói nơi nào có người họ An là các ông sẽ liên lạc thăm hỏi và kết nối, đặt nền móng cho ngôi nhà chung của dòng họ An Việt Nam. Năm 2013, ông Tuấn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng họ An Việt Nam.
Ông An Việt Tuấn, Chủ tịch Hội đồng họ An Việt Nam là một trong số những người tham gia đi tìm dòng họ từ những ngày sơ khai. Theo lời kể của ông, chỉ cần nghe nói nơi nào có người họ An là các ông sẽ liên lạc thăm hỏi và kết nối, đặt nền móng cho ngôi nhà chung của dòng họ An Việt Nam. Năm 2013, ông Tuấn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng họ An Việt Nam.
Anh An Xuân Mười và chị An Thảo trao tặng quà tại khu cách ly y tế tại Đại Quan, Khoái châu, Hưng Yên trong đại dịch Covid 19.
Bên cạnh những tâm huyết chắp nối dòng họ, còn phải kể đến công trình nhà thờ Họ An Việt Nam được xây dựng tại thôn Dung (Hưng Đạo, Tiên Lữ, Hưng Yên) do gia đình doanh nhân An Sơn Lâm - Giám đốc Công ty thuyền buồm Đông Dương – Phó Chủ tịch Hội đồng họ An Việt Nam xây dựng cung tiến dòng họ. Công trình được xây dựng trên diện tích 400 m2, trong thời gian hơn 2 năm và được khánh thành vào tháng 10 năm 2022. Chia sẻ về công trình nhà thờ họ An Việt Nam, ông An Sơn Lâm cho biết: “Tôi là người phác thảo ý tưởng và tham gia thiết kế thi công tất cả các hạng mục cho đến khi hoàn thiện. Cổng tam quan bề thế, tinh xảo do kíp thợ chuyên nghiệp ở Trực Ninh, Nam Định thi công. Hai câu đối ở hai cột đông - tây bằng chữ Nho mang hàm ý: “Đất tốt xây nền cửa này mãi mãi là cửa lễ nghĩa/Giữa trời cao ngất ngàn năm cương thường tụ”. Công trình được xây dựng để làm nơi thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt văn hóa, tâm linh của con cháu họ An đang sinh sống khắp trong và ngoài nước” Tôi luôn mong muốn mỗi người họ An ở trong nước hay nước ngoài đều có chung một cụ khởi tổ nên đều là anh em ruột thịt, đoàn kết thành một khối thống nhất yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có trách nhiệm với bản thân, dòng họ và cộng đồng xã hội”.
An Thảo
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
TÂM NGUYỆN CỦA NHỮNG “CHÀNG TRAI CẦU GIẼ” NĂM XƯA
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, hình ảnh “chàng trai Cầu Giẽ” - những chiến sỹ quên mình ngày đêm...
Tôn vinh truyền thống dân tộc đề cao danh nhân, xây dựng tương lai Việt Nam mạnh giàu bản sắc
Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, những danh nhân văn hóa luôn là những ngôi sao sáng, tỏa rạng ánh hào quang, soi...
CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ – KIẾN TRÚC QUÝ GIÁ LÀNG NGỌC THAN (XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Ngọc Than là một làng Việt cổ có truyền thống văn hiến từ lâu đời. Tên Ngọc Than bắt nguồn từ hình ảnh “bút Ngọc - nghiên Than” gắn...
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai - Người bảo tồn, gìn giữ và phát huy làn điệu Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than
Thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai) là một làng Việt cổ của xứ Đoài thơ mộng. Đây là một làng văn hiến có truyền thống khoa...
Đông Cứu: Nơi khơi nguồn cảm hứng từ những sợi chỉ
Ở Hà Nội có một ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là “thêu áo cho vua” tại làng Đông Cứu (Thường Tín)....