Điện thoại:(024) 37823877 - 092.8846879

Chính sách - pháp luật

Khi nào Hà Nội có thể

Thứ bảy , 11/09/2021 | 10:43 GMT+7
Việc nới lỏng hơn nữa đối với "vùng xanh" sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin của thành phố cũng như đặc điểm dân cư và kịch bản phòng, chống dịch.
Khi nào Hà Nội có thể mở cửa các hoạt động, dịch vụ ở vùng xanh? - 1

Hình ảnh người dân thuộc "vùng xanh" ở huyện Gia Lâm mở cửa hàng bán đồ ăn mang về sau khi chính quyền sở tại nới lỏng các hoạt động phòng, chống dịch vào ngày 6/9 vừa qua (Ảnh: Mạnh Quân).

Trước đó, để giảm áp lực an sinh, sản xuất và áp lực lên hệ thống chính quyền các cấp, Hà Nội đã quyết định các mức độ giãn cách cụ thể theo 3 vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Cụ thể, "vùng cam" (vùng 2) và "vùng xanh" (vùng 3) toàn bộ địa giới hành chính của 15 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Thời gian thực hiện phân vùng tính từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9 (tức 15 ngày) và tại vùng 2, 3 sẽ phòng chống dịch theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao (Chỉ thị 15+) cho phù hợp, đồng thời có nhiệm vụ hỗ trợ khu vực "vùng đỏ" (vùng 1) bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, đánh giá trong bối cảnh hiện tại, việc Hà Nội phân vùng để phòng chống dịch kết hợp với phát triển kinh tế-xã hội là hoàn toàn phù hợp.

Bởi lẽ, tình hình dịch bệnh tại các quận, huyện, khu vực trên địa bàn Hà Nội có những diễn biến khác nhau. Do đó, vẫn cần phải áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16/CT-TTg và một biện pháp cao hơn tại các vùng nguy cơ cao để khoanh vùng, dập dịch. Riêng các vùng có nguy cơ thấp thì có thể nới lỏng để người dân làm ăn, phát triển kinh tế.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc Hà Nội vẫn áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 15+ cho các vùng xanh trên địa bàn là phù hợp vì hiện tình hình dịch bệnh trên phạm vi cả nước cũng như của địa bàn Hà Nội vẫn phức tạp. Trong khi đó, dù là vùng xanh nhưng vẫn có người và phương tiện từ vùng dịch, từ các vùng khác trên địa bàn thành phố di chuyển, giao thương, lưu thông hàng hóa.

Khi nào Hà Nội có thể mở cửa các hoạt động, dịch vụ ở vùng xanh? - 2

PGS.TS Trần Đắc Phu có quan điểm cho rằng, Hà Nội là nơi đông đúc, người dân giao lưu, đi lại nhiều thì việc tiêm vắc xin đạt tỉ lệ 70% dân số là điều vô cùng quan trọng (Ảnh: Mạnh Quân).

Để có thể tiến tới lộ trình nới lỏng hơn nữa các hoạt động, dịch vụ hoặc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19/CT-TTg đối với "vùng xanh", ông Phu cho rằng Hà Nội sẽ thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc "nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó".

Đồng thời, việc nới lỏng hơn nữa đối với "vùng xanh" sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin của thành phố cũng như đặc điểm dân cư và kịch bản phòng, chống dịch tại "vùng xanh".

"Bên cạnh đó, dù ở trạng thái "bình thường mới" thì Hà Nội vẫn phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn. Bởi lẽ, nếu không có lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn, chợ an toàn… thì khi nới lỏng các biện pháp chống dịch, chỉ cần một ca bệnh xâm nhập vào là "vùng xanh" có thể chuyển thành "vùng đỏ". Nhất là ở những vùng có dân cư đông đúc. Vì vậy, cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan" - ông Phu cho hay.

Đề cập kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định, vắc xin là phương thức phòng bệnh bền vững nhất. Đối với người tiêm vắc xin đủ 2 mũi thì vẫn có thể nhiễm virus nhưng có triệu chứng nhẹ và nguy cơ phải đi viện và tử vong thấp.

"Hà Nội là nơi đông đúc, người dân giao lưu, đi lại nhiều thì việc tiêm vắc xin đạt tỉ lệ 70% dân số là điều vô cùng quan trọng" - ông Phu bày tỏ.

Khi nào Hà Nội có thể mở cửa các hoạt động, dịch vụ ở vùng xanh? - 3

Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đã đặt ra các mục tiêu làm cơ sở để xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách và mở rộng các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn (Ảnh: Mạnh Quân).

An toàn đến đâu, mở ra đến đấy

Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố đang nỗ lực xét nghiệm và triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhiều nhóm đối tượng trên địa bàn trước ngày 15/9.

Tiếp đó, trên cơ sở tầm soát y tế toàn dân, ngành y tế chủ trì phối hợp với chính quyền từng địa phương đánh giá mức độ nguy cơ và tham mưu, đề xuất quyết định nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tế trên từng địa bàn để tổ chức đời sống, sản xuất - kinh doanh... Tinh thần là an toàn đến đâu, mở ra đến đấy.

Người đứng đầu Đảng bộ thành phố khẳng định, việc thực hiện phương án phân 3 vùng từ ngày 6/9 nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn "trong tình hình mới", để kiểm soát, tầm soát y tế. Chiến lược này vừa bảo đảm tiếp tục thực hiện triệt để biện pháp giãn cách xã hội ở "vùng đỏ", vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, chăm lo sinh kế, bảo đảm an sinh xã hội ở "vùng cam" và "vùng xanh".

Ngay sau khi Hà Nội thực hiện phân vùng, một số địa phương "vùng xanh" đã bắt đầu cho phép một số dịch vụ kinh doanh được hoạt động trở lại.

Khi nào Hà Nội có thể mở cửa các hoạt động, dịch vụ ở vùng xanh? - 4

Hà Nội đã phân 3 vùng 1-2-3 tương ứng 3 mức độ dịch đỏ - vàng - xanh, với các hình thức chống dịch khác nhau ở mỗi vùng (Đồ họa: Khương Hiền).

Trong đó, huyện Gia Lâm, huyện Ba Vì là các địa phương "tiên phong" cho các nhà hàng, quán ăn thuộc "vùng xanh" mở cửa bán đồ mang về. Tuy số lượng chưa nhiều song động thái nới lỏng hơn các hoạt động dịch vụ đã bước đầu tạo tín hiệu tích cực, mở ra hy vọng cho người dân sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống.

Sáng 10/9 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến kiểm tra công tác phòng dịch và triển khai tiêm chủng tại 2 điểm ở quận Đống Đa và Long Biên.

Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đặt ra mục tiêu đến ngày 15/9 sẽ hoàn tất tầm soát xét nghiệm diện rộng, tiêm vắc xin Covid-19 mũi một cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi (nếu tiến độ cung cấp vắc xin được đảm bảo)...

Từ đó sẽ cơ bản kiềm chế tình hình dịch bệnh, làm cơ sở để xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách và mở rộng các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp.

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn Quận Ba Đình

  Công an quận Ba Đình đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền phát động phong trào thi đua tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ...

NGƯỜI DÂN TỰ GIÁC THÁO DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÁI PHÉP

Thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Không ít công trình vi phạm TTXD đã bị...

KHÁCH HÀNG TÁ HỎA VÌ 2 TỈ ĐỒNG BẤT NGỜ

 Ngày 7/4/2022, ông Nguyễn Thanh Xuân tá hỏa khi nhận được tin nhắn thông báo đã rút thành công 2 tỉ đồng từ trong tài khoản mình...

“ Công nghiệp văn hóa ” khâu đột phá trong phát triển văn hóa hiện nay

“Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát...

Ca dao và câu ca dao nổi tiếng của nhà thơ Thanh Tịnh

Nhiều năm qua, trong văn học, báo chí ở nước gần như quên lãng một thể loại xung kích, rất hiệu quả trong công tác tuyên truyền, cổ vũ phong trào...