Điện thoại:(024) 37823877 - 092.8846879

Nghiên cứu trao đổi

KỶ NGUYÊN MỚI - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Thứ hai , 03/03/2025 | 23:50 GMT+7
    Trong kỷ nguyên số, khi phương thức kinh doanh và bán hàng thay đổi với tốc độ chóng mặt, doanh nghiệp muốn thành công cần xây dựng chính sách kinh doanh và ứng dụng nền tảng công nghệ phù hợp. Bộ phận kinh doanh đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của doanh nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Tổng Giám đốc (TGĐ). Đặc biệt, TGĐ luôn chú trọng đến doanh số, doanh thu, phát triển khách hàng và ký kết hợp đồng mới.  
    Sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả bán hàng. Không có doanh thu, không có khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động. Một hệ thống vận hành hoàn chỉnh cũng không thể thay thế cho việc bán hàng thành công. Do đó, doanh nghiệp buộc phải ưu tiên tối đa việc chốt hợp đồng và phát triển khách hàng. Các quy trình có thể được điều chỉnh, hoàn thiện theo thời gian – hay còn gọi là “vừa chạy vừa sắp hàng.”.
      1. Doanh nghiệp với vai trò nhà thầu
Nếu doanh nghiệp là nhà thầu, việc tham gia đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đòi hỏi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:
• Năng lực kinh nghiệm: Dự án tương tự về quy mô và phạm vi.
• Năng lực tài chính: Đáp ứng yêu cầu vốn, dòng tiền.
• Năng lực nhân sự, máy móc thiết bị: Đảm bảo tiêu chuẩn đấu thầu.
Tham gia đấu thầu không chỉ là việc đáp ứng tiêu chí trên giấy tờ mà còn đòi hỏi sự khảo sát thực tế và làm việc chặt chẽ với chủ đầu tư. Để nâng cao cơ hội trúng thầu, bộ phận kinh doanh cần tiếp cận dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi có quyết định phê duyệt. Đây là giai đoạn “phát triển dự án” và “phát triển đối tác khách hàng tương lai.”

                   
Công nghệ trong phê duyệt dự án
 
    Quá trình từ lúc tiếp cận đến khi đấu thầu có thể kéo dài 1-3 năm. Trong giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không sẵn sàng về nguồn lực và kiên trì theo đuổi dự án, sẽ khó có cơ hội cạnh tranh. Khi phát hiện doanh nghiệp không thể tự đấu thầu mà cần liên danh, liên kết, Ban TGĐ cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận để tìm kiếm đối tác phù hợp.
      2. Doanh nghiệp với vai trò nhà cung cấp (nhà thầu phụ)
    Nếu doanh nghiệp là nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, quá trình tiếp cận dự án cũng cần diễn ra sớm như nhà thầu chính.      Bộ phận kinh doanh không chỉ tìm hiểu dự án mà còn phải xác định các nhà thầu chính tiềm năng để cung cấp giải pháp, báo giá hoặc tham gia tư vấn thiết kế.
    Bên cạnh yếu tố năng lực kinh doanh, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh về chất lượng, tính ưu việt của sản phẩm, cũng như giá thành. Việc tạo dựng mối quan hệ với nhà thầu chính từ sớm là chiến lược quan trọng để nâng cao cơ hội hợp tác.
      3. Kinh doanh bán lẻ và nền tảng công nghệ
    Hiện nay việc áp dụng công nghệ số, khách hàng không chỉ mua sắm tại các cửa hang mà còn tìm kiếm sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, ứng dụng di động…Do đó kinh doanh bán lẻ cần xây dựng mô hình kinh doanh đa kênh (Omnichannel) để mạng đến trải nghiệm liền mạch cho khách hang.
Một số hình thức kinh doanh bán lẻ phổ biến:
• Bán trực tiếp tại cửa hàng, gian hàng.
• Bán hàng online, livestream.
• Phân phối qua đại lý, siêu thị.
    Bộ phận kinh doanh và phát triển thị trường là nhân tố chính giúp doanh nghiệp ký được hợp đồng, duy trì doanh thu và lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có chiến lược tốt, mở rộng thị trường và chọn lọc khách hàng tiềm năng, trong khi nhiều doanh nghiệp khác gặp khó khăn do chọn sai khách hàng, bán hàng nhưng không thu được vốn hoặc không có lãi.

                   


    Một số doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào nhà máy, thiết bị, công nghệ nhưng vẫn không thể tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến thua lỗ. Doanh số bán hàng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, bất kể mô hình kinh doanh là gì. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách kinh doanh đúng đắn và tận dụng nền tảng công nghệ hiệu quả.
      4. Yếu tố con người và chiến lược kinh doanh
    Trong kinh doanh, nhân tài đóng vai trò quyết định. Một Giám đốc kinh doanh giỏi sẽ xây dựng đội nhóm mạnh, chiến lược đúng đắn và đem lại kết quả kinh doanh vượt trội. Do đó, lựa chọn nhân sự cấp cao phù hợp là yếu tố sống còn. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần có tư duy nhạy bén, biết điều chỉnh hướng đi theo tình huống thực tế, tận dụng cơ hội để phát triển. Cứng nhắc trong kinh doanh giống như tuân theo quy tắc cứng nhắc trong chiến trận – dễ bị đào thải. Chính vì vậy. Trog kinh doanh, việc chọn đúng người ở vị trí phù hợp có thể quyết định sự thành bại. Một Giám đốc kinh doanh xuất sắc có thể tạo ra chiến lược hiệu quả, xậy dựng đội nhóm mạnh và giúp doanh nghiệp tặng trưởng bền vững.

                   


      5. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
    Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có hướng đi rõ rang, tận dụng tốt nguồn lực và linh hoạt thích ứng với thị trường.
Khởi nghiệp và kinh doanh luôn đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Để chiến thắng, doanh nghiệp cần:
• Tư duy linh hoạt: Bỏ lối mòn cũ, sẵn sàng thay đổi chiến lược.
• Tận dụng sức mạnh hợp tác: Kết nối các nguồn lực để tối ưu lợi thế.
• Hiểu khách hàng, hiểu đối thủ: “Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng.”
• Duy trì tinh thần đồng đội: Sự phối hợp giữa các bộ phận quyết định thành công.
    Chiến thắng trên thương trường không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm mà còn nằm ở chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp muốn thành công không thể thiếu một chính sách kinh doanh bài bản, đảm bảo hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
    Nhìn rộng ra, quản trị kinh doanh cũng như một trận chiến – người giỏi chiến lược sẽ kiểm soát cuộc chơi. Nếu doanh nghiệp không có chính sách kinh doanh rõ ràng, mọi kế hoạch đều trở nên vô nghĩa.
               
                                             Khoa Phạm
Chủ tịch HĐ Chiến lược N-TEK
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Niên Tiên Phong Đổi Mới Sáng Tạo

Chuyển đổi số không còn là một lựa chọn – đó là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh...

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐA TẦNG

    “Trong thời đại luôn thay đổi, người nào không ngừng học hỏi mới có thể làm chủ tương lai, còn người nào chỉ bám vào...

TỰ TIN – Vững Bước Vào Kỷ Nguyên Mới

    “Hãy tin tưởng vào bản thân và mạnh mẽ như nhịp đập của trái tim trong lồng ngực.”  

QUẢNG CÁO SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ: Viral là hành vi của khán giả, không phải thuộc tính nội dung

Trong thời đại kỹ thuật số, khi thông tin và quảng cáo bủa vây người dùng từ mọi phía, việc tạo ra nội dung thu hút sự chú ý là...

QUẢN TRỊ – NGHỆ THUẬT TỰ DO HƯỚNG TỚI VĂN HÓA NHÂN VĂN

   Cách đây 30 năm, C.P. Snow – một nhà khoa học, nhà tiểu thuyết người Anh – đã đưa ra hai nền tảng văn hóa đương đại: văn hóa...