Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Văn hoá truyền thống

CỰU CHIẾN BINH NGHIÊM BÁ MẠC PHÁT HUY PHẨM CHẤT “ BỘ ĐỘI CỤ HỒ” & SỰ LAN TỎA NÉT ĐẸP BÌNH DỊ TRONG CUỘC SỐNG

Chủ nhật , 19/05/2024 | 00:14 GMT+7
    Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học có cụ thân sinh là cựu đồ, ông Nghiêm Bá Mạc được sinh ra tại thôn Miêng Hạ, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội với sự tiếp nối truyền thống gia đình và thừa hưởng nền giáo dục cốt cách. Năm 1960 ông tốt nghiệp giáo viên sư phạm và tham gia giảng dạy cho các thế hệ học sinh đương thời.  
    Theo tiếng gọi của cách mạng toàn dân kháng chiến, năm 1965 ông xung phong tham gia và lên đường nhập ngũ vào chiến trường miền Đông Nam bộ, sự nghiệp bút sách soạn giáo án và đứng trên bục giảng cho các em học sinh phải gác lại, người thầy Nghiêm Bá Mạc khi này trở thành người lính - anh bộ đội cụ Hồ, được phân công công tác tại đơn vị Cục Chính trị miền Đông Nam Bộ.
  Giây phút trầm ngâm, ông Nghiêm Bá Mạc hồi tưởng nhớ lại và kể lại cho tôi nghe: “Tôi cùng các đồng đội của đơn vị đã hành quân đi bộ từ Hòa Bình  vào chiến trường miền Đông Nam bộ ròng rã suốt quãng thời gian 6 tháng trời, băng rừng lội suối, ngày nghỉ trú ẩn, đêm toàn Đơn vị lại hành quân nhằm tránh sự phát hiện cũng như máy bay địch ném bom, khi đó khí thế người lính trẻ hừng hực quên tất cả mệt mỏi, không sợ hy sinh, không nản, vững trí bền gan ”.
Giữ vững cốt cách người lính cũng như phát huy, kế thừa nền giáo dục nho học của gia đình, bản thân luôn phấn đấu và thực sự là người có trình độ giỏi. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1975 ông được cử ra miền Bắc học ở Học viện Chính trị Quân sự, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm Giáo viên tại Học Viện.

                  
Nhà giáo- Cựu Chiến binh Nghiêm Bá Mạc vinh dự khi được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

    Năm 1979 biên giới Việt Bắc lại bất ổn, một lần nữa ông cũng như những người con của đất Việt khi đó lên đường chống giặc ngoại xâm biên giới. Đơn vị mà ông tham gia là Cục Chính trị Quân đoàn 14. Chiến tranh biên giới chấm dứt, năm 1990 ông về Cục Chính trị Quân khu 1(QK1) công tác và làm việc, năm 1995 Ông được về nghỉ chế độ hưu.
    Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ông Nghiêm Bá Mạc vẫn luôn xứng danh là một Cựu chiến binh - anh bộ đội cụ Hồ. Ông vẫn xung phong tham gia công tác địa phương, giữ vững lòng kiên định của một Đảng viên, cốt cách người lính. Ông được tín nhiệm và giữ chữ vụ Bí thư Chi bộ thôn Miêng Hạ, xã Hoa Sơn,  huyện Ứng Hòa, Tp. Hà Nội trong suốt quãng thời gian từ năm 1995, do tuổi cao, sức khỏe không cho phép đến năm 2003 thì ông xin nghỉ.  nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
    “ Vợ chồng tôi thật hạnh phúc và may mắn trời thương, do vậy đã hạ sinh được 4 người con. Con gái đầu tiếp nối theo con đường binh nghiệp của bố là Sỹ quan Quân đội, 03 người con sau thì theo nghề dược, y bác sỹ. Tôi bao nhiêu năm công tác xa nhà, cũng là bấy nhiêu năm sự hy sinh thầm lặng, sự tần tảo, vất vả, người mẹ của các con tôi giúp cho hậu phương vững chắc có được thành quả như ngày hôm nay thì tôi luôn biết ơn người vợ hiền Nguyễn Thị Liên luôn luôn sát cánh bên tôi Cựu Chiến binh Nghiêm Bá Mạc nở nụ cười tươi hiền hậu bộc bạch tâm sự.
     Cũng xuất phát bởi tâm người lính, cốt cách người lính, người cựu chiến binh. Ông đã vận động con cháu ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao quà mỗi khi Tết đến Xuân về cho các gia đình trong xã có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có cháu nhỏ khuyết tật, các hộ nghèo trong xã Hoa Sơn, việc làm này đã duy trì được nhiều năm liền tại địa phương.

                   
 Cuộc sống an nhiên của CCB Nghiêm Bá Mạc bên vợ, bà Nguyễn Thị Liên- Nhà giáo, giáo viên Tiểu học.

     Việc làm ý nghĩa này được Nhân dân, chính quyền,UBMTTQ xã Hoa Sơn biểu dương khen ngợi. Điều đáng quý trọng và được biết đến khi ông được UBND-UBMTTQ thành phố Hà Nội trao tặng Giấy khen người tốt việc tốt,  Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cũng trao tặng Giấy khen.
    “Phát huy truyền thống người Việt luôn tương thân tương ái, gia đình chúng tôi luôn luôn nhắc nhở các con, các cháu là phải gìn giữ, giữ lại truyền thống của cha ông, của dân tộc ta, của cha ông chúng ta là lòng nhân ái, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
    Trước khi rời khuôn viên tư gia rất bình yên, đẹp và cổ kính đậm chất làng quê Việt xứ Bắc của CCB Nghiêm Bá Mạc, tôi cũng như đoàn anh em Phóng viên  không những rất cảm kích việc làm của ông đối với xã hội, trong việc thiện nguyện, chia sẻ, giúp mọi người;  giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài địa phương, mà ở đây còn có sự lan tỏa trong xã hội, sự lan tỏa với cộng đồng mãi cốt cách của người chiến sĩ cách mạng, cựu chiến binh anh bộ đội cụ Hồ.

                    
Ông Nghiêm Bá Mạc phát biểu tại buổi trao quà Tết, xuân Giáp Thìn năm 2024. Hội trường UBND xã Hoa Sơn- huyện Ứng Hòa-Tp. Hà Nội đầy ý nghĩa.

    Chúc ông và đại gia đình sức khỏe, hanh phúc, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu trong gia đình.
    Cựu chiến binh Nghiêm Bá Mạc là tấm gương sáng mãi tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
                     

 
Xuân Hoà
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống

Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) -  Đồng...

KHÁCH TÂY HÀO HỨNG TRẢI NGHIỆM RÈN DAO KÉO ĐA SỸ

    Làng rèn Đa Sỹ hình thành từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, là một làng khoa bảng thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Đây cũng...

KHI NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG “CÓ HẸN VỚI THANH XUÂN”

    Ngày chúng tôi tạm gác mọi công việc trên khắp mọi miền trở về ngôi trường đã từng học 20 năm trước, bức tranh ấy thật đẹp!...

Người cựu Đại đội trưởng TNXP Tây Bắc năm ấy sống bình dị giữa đời thường

    Tháng 5 về, cả nước hướng về mảnh đất Điện Biên Phủ, nơi mà quân và nhân dân ta đã làm nên chiến thắng vẻ vang lừng...

Hồn cốt Tiên Hương - Phủ Dầy: Thủ nhang Kim Huệ và những đóng góp thầm lặng cho đời

    Nam Định  nơi được mệnh danh là  vùng đất thiêng, king đô của tín ngưỡng thờ Tam tứ phủ của người Việt  đó là Phủ Dầy....