Văn hoá truyền thống
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai - Người bảo tồn, gìn giữ và phát huy làn điệu Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than
Thứ ba ,
24/12/2024 |
17:53 GMT+7
Thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai) là một làng Việt cổ của xứ Đoài thơ mộng. Đây là một làng văn hiến có truyền thống khoa bảng từ ngàn xưa đến nay. Nơi đây còn bảo tồn và lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý hiếm. Trong đó có làn điệu Hát ví cửa đình đã có lịch sử mấy trăm năm nay. Người có công gìn giữ, bảo tồn, phát huy và truyền dạy làn điệu Hát ví cửa đình là nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai. Năm nay cụ tròn 85 tuổi.
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Xuân Mai
Tôi vinh hạnh được diện kiến cụ khi cụ đang truyền dạy, luyện tập cho câu lạc bộ Hát ví cửa đình ngay tại mái đình cổ kính thôn Ngọc Than. Tiếng hát ví của cụ vẫn ngọt ngào, trầm ấm như tình yêu sắt son, chung thủy. Kết thúc buổi luyện tập, cụ hát tặng tôi và toàn câu lạc bộ bài hát Bài ca Hà Nội với âm hưởng hào hùng. Tôi còn đùa cụ: “ Nghe cụ hát, con chỉ đoán cụ 58 tuổi chứ không phải 85”. Tất cả cùng cười vang cả mái đình. Và ngày 12/ 10/ 2024 vừa qua, cụ vinh dự được nhận Bằng vinh danh Tâm - Tài Đất Việt do Tạp chí Tinh hoa đất Việt thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long tổ chức. Nhìn cụ minh mẫn, hoạt bát, nhanh nhẹn khi bước lên bục vinh danh không ai nghĩ cụ đã sống và cống hiến gần một thế kỷ. Hiện cụ vẫn đang hăng hái nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm CLB Hát ví cửa đình, Hội trưởng các gia đình liệt sĩ thân Ngọc Than, Trưởng ban Khánh tiết kiêm Trưởng Văn của làng Ngọc Than. Dân làng và du khách đến thăm Ngọc Than luôn tôn kính cụ, coi cụ như pho lịch sử sống của làng. Vì cụ thông tuệ lịch sử truyền thống của làng như thuộc bảng cửu chương vậy…
…Cụ Nguyễn Xuân Mai được sinh ra trong một dòng tộc và gia đình có truyền thống học hành đỗ đạt. Ông nội cụ Mai đã từng làm tới chức Quan Ngũ Phẩm trong triều đình. Cụ Mai được thừa hưởng trí tuệ thông minh và truyền thống văn hóa, văn nghệ của gia đình. Cụ được nghe những làn điệu Hát ví cửa đình ngay từ trong bụng mẹ - mỗi khi làng vào đám, khi làng mở hội, làng có đám khao, hay lễ mừng thọ, mừng nhà mới… Những làn điệu Hát ví lại vang lên trong những canh hát của những cặp nam thanh - nữ tú. Điều đặc biệt của Hát ví cửa đình là hát đối đáp, giao duyên trực tiếp, biểu hiện sự thông minh, dí dỏm đối đáp của hai bên nam nữ. Đây là hoàn toàn ứng đối thông minh, linh hoạt chứ không qua bài bản nào. Cho nên Hát ví của đình là đỉnh cao của trí tuệ thông minh, nhạy bén của những nam thanh - nữ tú thôn quê - mà ai cũng tưởng họ chỉ quen thuộc với hạt lúa, củ khoai…
Rồi Hát ví cửa đình bị mai một khi chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ tàn phá. Mái đình là ngôi nhà chung của toàn dân bị phá hủy tan hoang khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Và tháng 3 năm 1966, ông Nguyễn Xuân Mai cũng lên đường ra trận. Là người vốn có kiến thức, ông được biên chế vào Bộ Tư lệnh sân bay Bạch Mai. Nhiệm vụ là quân báo điện tử chống nhiễu xạ B52. Ông đã hiến dâng cho Tổ quốc nhiều chiến công giúp cho những phi công bắn trúng máy bay giặc. Ông được thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng III. Nhưng do nhiễm xạ khi ông về phục viên không có khả năng sinh con. Ông phải chạy chữa 10 năm mới sinh người con thứ 2(người con đầu ra đời năm 1963 khi ông chưa đi bộ đội). Gần 10 năm trong quân ngũ, ông trở về quê hương và tham gia nhiều lĩnh vực công tác như Trung đội trưởng dân quân cơ động. Khi làm Đội trưởng sản xuất, ông đã đưa đội sản xuất kém nhất của HTX 9 năm liên tục đứng đầu toàn HTX. Ngày 19 tháng 12 năm1986, một tin sét đánh đã giáng xuống gia đình cụ Mai: Con trai đầu của cụ là Nguyễn Văn Thanh đang là giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 2, khi đưa sĩ quan đi thực tế ở Campuchia đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ Quốc tế. Cụ Mai gồng mình nén nỗi đau, lấy sự cống hiến để quên đi mất mát, đau thương. Những khi đó, tiếng hát ví vọng về như động viên cụ. Những làn điệu Hát ví khi xưa lại hiện về thoang thoảng trong gió như gọi cụ: Hãy khôi phục lại những nét đẹp truyền thống của quê hương.
…Cụ Nguyễn Xuân Mai được sinh ra trong một dòng tộc và gia đình có truyền thống học hành đỗ đạt. Ông nội cụ Mai đã từng làm tới chức Quan Ngũ Phẩm trong triều đình. Cụ Mai được thừa hưởng trí tuệ thông minh và truyền thống văn hóa, văn nghệ của gia đình. Cụ được nghe những làn điệu Hát ví cửa đình ngay từ trong bụng mẹ - mỗi khi làng vào đám, khi làng mở hội, làng có đám khao, hay lễ mừng thọ, mừng nhà mới… Những làn điệu Hát ví lại vang lên trong những canh hát của những cặp nam thanh - nữ tú. Điều đặc biệt của Hát ví cửa đình là hát đối đáp, giao duyên trực tiếp, biểu hiện sự thông minh, dí dỏm đối đáp của hai bên nam nữ. Đây là hoàn toàn ứng đối thông minh, linh hoạt chứ không qua bài bản nào. Cho nên Hát ví của đình là đỉnh cao của trí tuệ thông minh, nhạy bén của những nam thanh - nữ tú thôn quê - mà ai cũng tưởng họ chỉ quen thuộc với hạt lúa, củ khoai…
Rồi Hát ví cửa đình bị mai một khi chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ tàn phá. Mái đình là ngôi nhà chung của toàn dân bị phá hủy tan hoang khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Và tháng 3 năm 1966, ông Nguyễn Xuân Mai cũng lên đường ra trận. Là người vốn có kiến thức, ông được biên chế vào Bộ Tư lệnh sân bay Bạch Mai. Nhiệm vụ là quân báo điện tử chống nhiễu xạ B52. Ông đã hiến dâng cho Tổ quốc nhiều chiến công giúp cho những phi công bắn trúng máy bay giặc. Ông được thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng III. Nhưng do nhiễm xạ khi ông về phục viên không có khả năng sinh con. Ông phải chạy chữa 10 năm mới sinh người con thứ 2(người con đầu ra đời năm 1963 khi ông chưa đi bộ đội). Gần 10 năm trong quân ngũ, ông trở về quê hương và tham gia nhiều lĩnh vực công tác như Trung đội trưởng dân quân cơ động. Khi làm Đội trưởng sản xuất, ông đã đưa đội sản xuất kém nhất của HTX 9 năm liên tục đứng đầu toàn HTX. Ngày 19 tháng 12 năm1986, một tin sét đánh đã giáng xuống gia đình cụ Mai: Con trai đầu của cụ là Nguyễn Văn Thanh đang là giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 2, khi đưa sĩ quan đi thực tế ở Campuchia đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ Quốc tế. Cụ Mai gồng mình nén nỗi đau, lấy sự cống hiến để quên đi mất mát, đau thương. Những khi đó, tiếng hát ví vọng về như động viên cụ. Những làn điệu Hát ví khi xưa lại hiện về thoang thoảng trong gió như gọi cụ: Hãy khôi phục lại những nét đẹp truyền thống của quê hương.
…“Bao năm tiếng hát phôi pha,
Nhờ ai câu hát trên đà hồi sinh.
Cây đa, bến nước, sân đình,
Hát ví bộc bạch chân tình thiết tha.”
Nhờ ai câu hát trên đà hồi sinh.
Cây đa, bến nước, sân đình,
Hát ví bộc bạch chân tình thiết tha.”
Năm 2005, khi đã ở tuổi 64, cụ Mai quyết tâm khôi phục, truyền dạy Hát ví cửa đình. Đầu tiên rất khó khăn, mọi gia đình đều phải lo cho miếng cơm, manh áo. Cụ chỉ vận động được 4 thành viên trong dòng họ của cụ. Nhưng cụ không nản trí. Như mưa dầm thấm lâu. Dù ít người nhưng tiếng Hát ví vẫn ngọt ngào sâu lắng như mời gọi. Sau 3 năm tìm tòi, miệt mài và tìm cách lan tỏa, năm 2008 Câu lạc bộ Hát ví cửa đỉnh thôn Ngọc Than được thành lập gồm 30 người đều tâm huyết và có giọng hát hay. Cụ Mai cùng một số thành viên trong Câu lạc bộ tự đặt lời hát đối, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước giàu đẹp, gia đình hạnh phúc, văn minh, để động viên nhau trong cuộc sống, trong sản xuất… Câu lạc bộ thu hút đủ các tầng lớp từ trẻ đến già. Già thì vui, khỏe. Trẻ thì thông minh, năng động, dẻo dai vì những làn điệu Hát ví cửa đình ngọt ngào sâu lắng. Hiện nay cụ đã cùng CLB sắm được 1 thuyền rồng hơn 60 triệu, 1 thuyền cứu hộ, áo phao hơn 5 triệu,15 triệu tiền trang phục, một loa kéo hơn 3 triệu. Tiếng tăm Câu lạc bộ Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than đã bay xa, lan tỏa. Từ năm 2013 đến năm 2017, Đài truyền hình Hà Nội đã 3 lần về quay phim, truyền thông. “Hữu xạ tự nhiên hương”. Càng tập luyện câu lạc bộ càng thêm nhuần nhuyễn, hát hay, đối chuẩn, múa dẻo, tình yêu quê hương, đất nước, ngọt ngào theo từng điệu hát. Năm 2019 Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội đã mời CLB ra biểu diễn ở tượng đài Lý Thái Tổ. Cụ Nguyễn Xuân Mai được Sở khen thưởng. Cụ sung sướng cười ra nước mắt, nắm chặt tay mỗi thành viên trong câu lạc bộ đã cho cụ có ngày hôm nay. Tháng 04 năm 2024, huyện Quốc Oai đã mời Câu lạc bộ hát ví lên hát tại Hội Thầy do Nhà nước tổ chức. Cụ Mai vinh dự được Bí thư Huyện ủy tặng giấy khen vì đã có công phục hồi văn hóa phi vật thể. Niềm vui nối tiếp niềm vui, thành công nối tiếp thành công. Câu lạc bộ Hát ví cửa đình được Sở văn hóa quan tâm, khích lệ tặng bộ loa đài, âm thanh trị giá 30 triệu đồng. Cụ mở rộng hoạt động của CLB Hát ví thêm tập dưỡng sinh, Thái cực quyền để nâng cao sức khỏe. Cứ 5 giờ sáng, mọi người hồ hởi, phấn khởi ra sân đình tập luyện. Nhìn cụ đứng trước đội tập với đôi tay, đôi chân rắn chắc nhưng uyển chuyển, khỏe khoắn mới thấy cụ có tâm huyết với phong trào thể dục, thể thao của quê hương - nhất là với người cao tuổi. Với cương vị là Hội trưởng Hội các gia đình liệt sĩ, cụ Mai luôn động viên các gia đình thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Sống gương mẫu tránh a dua thưa kiện lung tung.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Mai và CLB Hát ví cửa đình thôn Ngọc Than
Hôm nay, nhìn cụ hạnh phúc bước lên bục vinh danh, cả Câu lạc bộ Hát ví vui mừng khôn tả. Tôi hỏi cụ : “ Có tâm huyết gì về phát huy giá trị Hát ví cửa đình khi đã ở tuổi 85?” Cụ mỉm cười trả lời:
“ Tôi chỉ ước thời gian quay trở lại để tôi được trẻ trung, cống hiến nhiều hơn nữa. Tôi mong muốn mở lớp truyền dạy cho các cháu từ 10 tuổi trở lên, không chỉ riêng trong làng mà cả người ngoài xã để Hát ví cửa đình không bị thất truyền. Hát ví sẽ kích thích các cháu ứng tác thông minh, ứng xử duyên dáng, đúng nét thanh lịch của người thủ đô. Đó cũng là nét đẹp của người dân Ngọc Than chúng tôi. Muốn được kết quả như vậy, tôi tha thiết mong thôn, xã cùng các cấp tạo cho một khoảng không gian riêng để chúng tôi bảo ban, truyềnn dạy lớp trẻ. Tôi tin rằng tiếng Hát ví sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.”
Thật đúng là tuổi cao trí càng cao. 85 tuổi cụ Mai không để mình an phận trong một gia đình hạnh phúc, con cháu thành đạt mà cụ vẫn cống hiến cho xã hội, cho nền văn hóa cổ truyền của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Hiện nay, Huyện Quốc Oai đang hoàn thành thủ tục đề nghị công nhận Cụ Nguyễn Xuân Mai là Nghệ nhân Ưu tú. Chúc ước mơ của cụ Mai thành công như những làn điệu hát ví ngày càng lan tỏa khắp các mái đình trên mọi miền Tổ quốc.
“ Tôi chỉ ước thời gian quay trở lại để tôi được trẻ trung, cống hiến nhiều hơn nữa. Tôi mong muốn mở lớp truyền dạy cho các cháu từ 10 tuổi trở lên, không chỉ riêng trong làng mà cả người ngoài xã để Hát ví cửa đình không bị thất truyền. Hát ví sẽ kích thích các cháu ứng tác thông minh, ứng xử duyên dáng, đúng nét thanh lịch của người thủ đô. Đó cũng là nét đẹp của người dân Ngọc Than chúng tôi. Muốn được kết quả như vậy, tôi tha thiết mong thôn, xã cùng các cấp tạo cho một khoảng không gian riêng để chúng tôi bảo ban, truyềnn dạy lớp trẻ. Tôi tin rằng tiếng Hát ví sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.”
Thật đúng là tuổi cao trí càng cao. 85 tuổi cụ Mai không để mình an phận trong một gia đình hạnh phúc, con cháu thành đạt mà cụ vẫn cống hiến cho xã hội, cho nền văn hóa cổ truyền của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Hiện nay, Huyện Quốc Oai đang hoàn thành thủ tục đề nghị công nhận Cụ Nguyễn Xuân Mai là Nghệ nhân Ưu tú. Chúc ước mơ của cụ Mai thành công như những làn điệu hát ví ngày càng lan tỏa khắp các mái đình trên mọi miền Tổ quốc.
Tô Văn Thuần
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tôn vinh truyền thống dân tộc đề cao danh nhân, xây dựng tương lai Việt Nam mạnh giàu bản sắc
Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, những danh nhân văn hóa luôn là những ngôi sao sáng, tỏa rạng ánh hào quang, soi...
CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ – KIẾN TRÚC QUÝ GIÁ LÀNG NGỌC THAN (XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Ngọc Than là một làng Việt cổ có truyền thống văn hiến từ lâu đời. Tên Ngọc Than bắt nguồn từ hình ảnh “bút Ngọc - nghiên Than” gắn...
Đông Cứu: Nơi khơi nguồn cảm hứng từ những sợi chỉ
Ở Hà Nội có một ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là “thêu áo cho vua” tại làng Đông Cứu (Thường Tín)....
ĐẠI TÁ NGUYỄN HOÀNG HUẤN: TỪ NGƯỜI LÍNH TĂNG THIẾT GIÁP ĐẾN NHÀ GIÁO TẬN TÂM
Với hơn 40 năm cống hiến trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và sự nghiệp giáo dục, Đại tá - nhà giáo Nguyễn Hoàng Huấn đã...
HÂN HOAN NGÀY KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM VĂN ( Hải Phòng )
BẮC NAM NGÀN DẶM MỘT NHÀ - BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM