Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Nghiên cứu trao đổi

Vài suy nghĩ về đào tạo mỹ thuật ở bậc đại học xưa và nay

Thứ ba , 15/10/2024 | 00:02 GMT+7
    Lịch sử đào tạo ngành mỹ thuật ở bậc đại học tại Việt Nam đã được gần 100 năm với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam được thành lập từ năm 1925. Và cũng cần nói thêm, Việt Nam cũng là xứ thuộc địa duy nhất của Pháp được mở đào tạo ở bậc học này về mỹ thuật. Điều đó cho thấy đất nước chúng ta có trình độ hơn hẳn về mỹ thuật so với nhiều nước khác trong khối thuộc địa của Thực dân Pháp.  
      Triển lãm công khai toàn bộ các bài thi tuyển sinh
    Theo các hoạ sĩ đã từng theo học ở Trường Cao đẵng Mỹ thuật Đông Dương, thi đỗ vào trường ở thời kỳ đó là hết sức khó khăn và kể cả với nhiều hoạ sĩ thành danh như Phạm Viết Song, Văn Giáo… tuy cũng được theo học nhưng chỉ là dự thính chứ không phải là chính thức để ra trường được cấp bằng tốt nghiệp.
    Riêng với các kỳ thi tuyển sinh vào trường hàng năm, sau khi chấm thi xong thì toàn bộ bài thi sẽ được Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cho bày triển lãm công khai để toàn thể các thí sinh và công chúng thấy được sự công minh của việc chấm thi tuyển sinh. Nguyên nhân vì khác với các ngành học khác thì với mỹ thuật dù có rọc phách ra thì mọi người và hội đồng chấm thi vẫn không mấy khó khăn để biết được xem ai là tác giả của bài thi.
    Vậy nhưng trong suốt nhiều năm qua kể từ khi Việt Nam trở thành một nước độc lập, các trường đại học và cao đẳng có đào tạo về mỹ thuật có lẽ dường như không dám làm như vậy. Nguyên nhân một phần vì con em các bậc thầy thi vào trường hoàn toàn không ít mà số lượng chỉ tiêu tuyển sịnh cũng không nhiều nên tiêu cực là điều chắc chắn không thể tránh khỏi.
    Thêm một điều nữa là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũng hoàn toàn không có Bộ môn Giải phẫu. Và khi đến giờ học về Giải phẫu thì các sinh viên của trường phải sang Trường Đại học Y Hà Nội để học cùng sinh viên ở đây. Thậm chí, họ còn phải tham gia mổ thực hành với xác chết giống như sinh viên trường y.
    Và thêm một điều nữa là theo các hoạ sĩ tốt nghiệp năm 1944 tức là lựa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được cấp bằng tốt nghiệp thì thậm chí đích thân Toàn quyền Đông Dương khi đó còn đến dự và trao bằng tốt nghiệp cho họ. Điều đó cho thấy chính quyền thực dân khi đó hết sức coi trọng giáo đại học. Trong khi đó, cảnh này hết sức hiếm thấy với giáo dục đại học Việt Nam ngày nay (!).

      Làm gì để khắc phục yếu tố năng khiếu?
    Hoàn toàn giống như các lĩnh vực nghệ thuật khác, để trở thành hoạ sĩ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố năng khiếu. Vì thế, nếu chỉ là yêu thích mỹ thuật không thôi thì chưa đủ vì nếu hạn chế về yếu tố này thì rất khó có thể thi đỗ vào các trường có đào tạo ngành mỹ thuật.

                   
Môn học Mỹ Thuật tại các chương trình đào tạo
 
    Tuy nhiên, chắc chắn phải có cách để khắc phục những yếu điểm về năng khiếu cho những người muốn theo học ngành mỹ thuật. Ai cũng biết, để giải phẫu người phục vụ các ca mổ là một việc thuộc loại siêu khó và có lẽ hết sức khó. Vậy nhưng với ngành y thì người ta vẫn đào tạo được ra một số lượng đông đảo các bác sĩ ngoại khoa để phục vụ nhu cầu nhân lực của hệ thống bệnh viện trên phạm vi toàn quốc. Vì thế, có lẽ các trường đại học và cao đẳng về nghệ thuật mà trong đó có mỹ thuật đừng nên than khổ là vì yếu tố năng khiếu nên khó tuyển sinh được đông và không tự chủ được mà phải tận dụng khoa học công nghệ để có biện pháp khắc phục.
    Ngay từ những năm 1960, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã có những ý kiến cho rằng cần phải đưa các kiến thức Toán học và Vật lý vào trong các nội dung đào tạo ở đây.Vậy nhưng,suốt từ đó đến nay, việc này vẫn chỉ là những lời nói gió bay không được ai chính thức quan tâm và thậm chí hoàn toàn không được bàn đến trong các hội thảo chuyên môn của ngành mỹ thuật.
    Thế nhưng có một thực tế là những nhà kỹ thuật khi trở thành hoạ sĩ nghiệp dư thì tác phẩm của họ có những ấn tượng đặc thù mà giới mỹ thuật chính thống không dễ gì đạt được. Trường hợp điển hình có thể nói đến với TS Nguyễn Đình Đăng – một chuyên gia về vật lý hạt nhân được đào tạo tại Liên Xô. Theo không ít người trong giới mỹ thuật thì hoạ sĩ nghiệp dư này mới chỉ đạt được sự khéo tay chứ tính nghệ thuật trong các tác phẩm của ông hoàn toàn chưa cao.

                   
Một triển lãm Mỹ thuật tại Hà Nội
 
    Vậy nhưng khi lần đầu đi xem triển lãm của TS Nguyễn Đình Đăng thì tác giả bài báo này nhận thấy nhà khoa học này đã ứng dụng toán học và vật lý trong việc sáng tác các tác phẩm của mình ở trường phái siêu thực. Và như thế, có lẽ các hoạ sĩ được đào tạo qua trường lớp chính thức không dễ gì học tập được hoạ sĩ nghiệp dư này vì kiến thức nền tảng về toán học và vật lý với họ hoàn toàn không có. Thêm nữa, đã từng có câu ca của không ít bậc phụ huynh là “Cháu nhà tôi nó dốt về khoa học, nên phải xin cho nó thi vào trường mỹ thuật” (!).
    Ai cũng thấy, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang là thách thức rất lớn với giáo dục đại học Việt Nam và các ngành nghệ thuật cũng không thể đứng ngoài cuộc với 4.0. Dẫu muộn còn hơn không, rất mong ngành mỹ thuật nói chung và các trường đại học, cao đẳng có tham gia đào tạo về mỹ thuật sớm chính thức bàn đến việc phải ứng dụng Toán học và Vật lý cho Mỹ thuật của chính họ. Chắc chăn, khi vấn đề này chính thức được bàn đến thì những hoạ sĩ nghiệp dư là các nhà khoa học mà điển hình như TS Nguyễn Đình Đăng sẽ nhiệt tình giúp đỡ mà hoàn toàn không quan tâm đến những sự đãi ngộ cho mình.
Trịnh Nguyễn
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐIỀU KỲ DIỆU THUỐC ÔNG NỘI TÂM NGUYỄN

Hội chứng đại thực bào có đặc trưng làm rối loạn chức năng miễn dịch, diễn biến nhanh, nặng bởi nó liên quan trong việc tiêu diệt mục tiêu đích...

QUẢN LÝ KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA CÁC TẠP CHÍ THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM

    Kinh tế báo chí được coi là một ngành kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong đó, các cơ quan báo chí sẽ cung cấp những sản...

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG GIÚP CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KONG

    Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL; Xác...

Doanh nghiệp thẩm mỹ lao đao vì “cạnh tranh bẩn” thời công nghệ

 Công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa để doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm thẩm mỹ, phòng khám dễ dàng tiếp cận, trao đổi...

“Sống, học tập và làm việc tại Đức – Như 1 lao động có kỹ năng” cùng Cen Global Academy

    Lần đầu tiên hơn 1.500 sinh viên đã được tham dự buổi Workshop với chủ đề “Sống, học tập và làm việc tại Đức" tại Nhà thi đấu...