Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Nét đẹp đời thường

NGHỆ NHÂN TRỊNH THỊ PHÁI – TRẢI LÒNG HIẾU ĐẠO NGÀY XUÂN

Thứ ba , 15/02/2022 | 13:10 GMT+7

Đó chính là Nghệ nhân Ưu tú Trịnh Thị Phái. Bà Phái sinh năm Bính Ngọ (1966), song nhìn bà còn khá trẻ bởi gương mặt phúc hậu và nụ cười luôn thường trực trên môi. Không phải là người mê tín, song bà lại có một niềm tin vào tín ngưỡng tâm linh như tin chính vào bản thân mình. Có lẽ, tín ngưỡng tâm linh chính là đạo gốc của mỗi con người.


                                                          Nghệ nhân Ưu tú Trịnh Thị Phái

Bà Phái là người được tín cử trông coi đền Bà Chúa Tổ Hoả (thôn Tổ Hoả xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Bằng lòng thành kính và tâm huyết của mình, chị Phái đã và đang củng cố, tôn tạo Đền thờ Bà Chúa thành một di tích lịch sử văn hoá ngày càng khang trang, tôn nghiêm.

Bản thần tích ở đền cho thấy: Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (triều Nguyễn), cùng những ghi chép về lịch sử ngôi đền, bà Trịnh Thị Quý Hoa là con gái ông Trịnh Phúc Đức (quê Thanh Hóa) được sinh ra ở thôn Tổ Hỏa. Trải qua năm tháng và những thăng trầm của gia đình, bà về làm con nuôi ông Vũ Tất Phù (ở Me Thứ, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương), và đổi tên thành Vũ Thị Tông. Sử sách cũng ghi chép lại quãng thời gian đó, chúa Trịnh Cương thường tuần du dân gian, tình cờ gặp được người con gái xinh đẹp Vũ Thị Tông liền đưa bà về phủ lập làm chính phi.
Bà sinh được hai người con trai. Các con của bà sau này đều kế vị ngôi Chúa; một là Dụ Tổ Thuận Vương Trịnh Giang (1729 – 1740); hai là Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh (1740 – 1767). Bà được tôn phong là Ý Công Hậu Đức Trang Hạnh Đoan Nghi Khuông Vận Diễn Phúc Quốc Thánh mẫu. Khi Bà mất có tên thụy là Từ Đức.
Công lao lớn nhất được sử gia họ Trịnh và sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi nhận về bà là: “...không chỉ giỏi giang về mặt giáo dục, Bà còn là người có tài thao lược về mặt chính trị, quân sự. Bà đã từng nhiếp chính, điều khiển chính trường để lập chúa, phò vua; điều binh khiển tướng để dẹp loạn bảo vệ chính quyền Lê - Trịnh”.
Bà là người phụ nữ quyền lực chốn hậu cung. Bà có vai trò lớn trong việc duy trì vương quyền họ Trịnh ở đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII. Từ đó, người đời mới tôn xưng bà là “Bà Chúa không ngai”.

Sau nhiều năm nhất tâm phụng thờ đạo Mẫu, góp phần gìn giữ và bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu, bà Trịnh Thị Phái đã vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Diễn xướng Nghi lễ Chầu Văn trong lĩnh vực thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.


                       NNƯT  Trịnh Thị Phái trong một buổi diễn xướng

Năm 2021, bà Trịnh Thị Phái được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú vì đã có thành tích xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. Đồng thời bà còn vinh dự nhận Bằng khen của Hội Di sản Việt Nam; Giấy khen của Sở Văn hoá TT&DL tỉnh Hưng Yên; Giấy khen của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hoá tín ngưỡng VN… Đây chính là sự ghi nhận của xã hội dành cho bà và đội ngũ những người luôn tâm huyết bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần định hướng cho loại hình nghệ thuật diễn xướng chầu văn, tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Gánh trên vai nhiều trách nhiệm, việc đền, việc xã hội, việc nào Nghệ nhân Trịnh Thị Phái cũng làm rất tốt, được người dân xã Lý Thường Kiệt trân quý. Bà được bầu là thành viên ủy ban MTTQ xã, đảm nhiệm chức vụ Phó Ban Quản lý di tích xã Lý Thường Kiệt, Tổ trưởng hội Tăng già đền Bà Chúa. Bà cũng là người khởi xướng thành lập hội Khuyến học thôn Tổ Hỏa, đỡ đầu cho quỹ khuyến học với vai trò là Chi hội phó.

Chúng tôi biết sự đau đáu của bà Phái hiện nay chính là hành trình đi tìm lại những giá trị lịch sử để minh chứng về gốc tích của Bà Chúa không ngai. Mong muốn rằng ngôi đền Bà Chúa sớm được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bà cho rằng, đó cũng chính là lòng hiếu đạo, hướng về nguồn cội tri ân những bậc tiền nhân có công với dân, với nước.

TRẦN MIÊU
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

NGHỆ NHÂN ƯU TÚ DƯƠNG THỊ PHƯƠNG ĐÔNG: NGƯỜI TRUYỀN GIỮ CHẦU VĂN

Quê hương Hưng Yên được mệnh danh là chiếc nôi nuôi dưỡng bao nhiêu người con hiền tài của đất nước. Bao tướng tá, nhà văn, tiến sĩ…....

ÁNH XUÂN DẬY MEN GỐM TÌNH NGƯỜI

Khi cành đào khoe sắc thắm dâng tràn một mùa xuân mới – Xuân Nhâm Dần 2022 cũng là năm anh Trần Văn Hợi ngấp nghé bước vào tuổi...

Thầy mo – người giữ hồn văn hóa truyền thống bản làng

Thầy mo là một nghề được coi là linh hồn của mọi bản làng. Thầy mo không phải là nghề chọn học để làm mà có thể coi là một nghiệp...

Nhân cách người làm từ thiện

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo là một lĩnh vực xã hội mà người thiện nguyện hoàn toàn tự giác, tự làm với tâm...