Điện thoại:(024) 37823877 - 0977.38.99.66

Nét đẹp đời thường

NGHỆ NHÂN ƯU TÚ DƯƠNG THỊ PHƯƠNG ĐÔNG: NGƯỜI TRUYỀN GIỮ CHẦU VĂN

Thứ ba , 15/02/2022 | 12:38 GMT+7
Quê hương Hưng Yên được mệnh danh là chiếc nôi nuôi dưỡng bao nhiêu người con hiền tài của đất nước. Bao tướng tá, nhà văn, tiến sĩ…. Nhưng, sẽ thật thiếu sót khi về Hưng Yên mà không nhắc đến bà Dương Thị Phương Đông - người đã từng làm mê mẩn lòng người bằng“ngôn ngữ”Chầu văn, hầu đồng – múa “Thanh Đồng”.  
Quê hương Hưng Yên được mệnh danh là chiếc nôi nuôi dưỡng bao nhiêu người con hiền tài của đất nước. Bao tướng tá, nhà văn, tiến sĩ…. Nhưng, sẽ thật thiếu sót khi về Hưng Yên mà không nhắc đến bà Dương Thị Phương Đông - người đã từng làm mê mẩn lòng người bằng“ngôn ngữ”Chầu văn, hầu đồng – múa “Thanh Đồng”.  Bà đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: Nghệ nhân Ưu tú vì đã có thành tích xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc; trước đó, bà đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ sĩ Dân gian do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng.

                                 Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Phương Đông 
Chị đã ở tuổi bà, mấp mé cái tuổi “thất thập xưa nay hiếm”. Nhưng chị bảo cứ gọi vậy cho trẻ. Hát chầu văn, đúng là cái nghề. Chị tâm sự, mình được ví là con nhà nòi. Bởi mẹ mình – cựu đồng thầy Trần Thị Mười, một thanh đồng nổi tiếng với 73 năm hoạt động cho sự nghiệp này ở đất Kinh kỳ, Phố Hiến.
Chị Dương Thị Đông sinh ra và lớn lên tại thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tự hào là người con gái xứ nhãn và là một nghệ nhân thực hành nghi lễ Chầu văn có nhiều cống hiến lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật tín ngưỡng này cho các thệ hệ sau. Chị là người được đánh giá phát huy tốt truyền thống về tục Thờ Mẫu và hát Chầu văn. Nhờ những năm tháng còn trẻ chị đã được theo mẹ để cảm thụ; cùng với những năm tháng sau này chị luôn nỗ lực học hỏi, rèn luyện về hát, diễn xướng chầu văn. Những điều hay, lẽ phải trong các giai điệu chầu văn đã nuôi dạy chị có một tâm hồn chất phác, thương người.
Vượt qua bao khó khăn trở ngại, cả những đánh giá thiếu thiện cảm, chị vẫn tiếp nối truyền thống của gia đình, chị trở thành một thủ nhang cung Mẫu của Chùa Văn Nhuế (thị trấn Bần - Mỹ Hào). Đồng thời chị còn giữ trọng trách là Chủ nhiệm CLB thờ Mẫu tỉnh Hưng Yên. Bằng sự tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm, cũng như sự yêu nghề, chị đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của tín ngưỡng văn hóa thờ Mẫu tại địa phương.
Không những thế, chị còn tự hào là một nữ hội viên tiêu biểu của Câu lạc bộ thơ Việt Nam, CLB thơ Phố Nối - Mỹ Hào và là hội viên Thơ Đường Xứ Nhãn. Chị còn tham gia và hoạt động rất tích cực tại Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Chị luôn ý thức, bằng những sự nhiệt huyết của mình để truyền lại cho nhiều thế hệ học trò, có chung một sự đam mê với loại hình nghệ thuật này thông qua hoạt động của CLB hát Chầu văn.
Xuất phát từ tâm hướng thiện và sự nhiệt huyết với nghề, chị luôn làm tròn trách nhiệm của mình khi thực hiện các quy chế tổ chức và hoạt động của CLB Bảo tồn văn hóa đạo Mẫu. Đi diễn hát ở nhiều nơi, chị cũng thường xuyên tham gia hoạt động từ thiện, xây dựng tình đoàn kết trong các thanh đồng, luôn phát tâm công đức xây dựng đình chùa ở địa phương và nhiều nơi trên cả nước. Gần đây nhất, bà đã cùng đoàn Thanh đồng – cung văn thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (Hội Di sản Văn hóa VN) sang dự Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân tộc thế giới lần thứ 41 tổ chức tại thành phố Gannat, nước Cộng hòa Pháp; tham gia trình diễn lên đồng tại Lễ hội Liên hoan Văn hóa Thế giới lần thứ (2014). Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn độc đáo trong lòng người dân Pháp và du khách bốn phương, mở rộng tầm nhìn của thế giới vào di sản phi vật thể Chầu văn của Việt Nam. Đây là một chuyến đi mang ý nghĩa văn hóa rất lớn, chị đã đóng góp một phần không nhỏ sức lực vào việc bảo tồn văn hóa tâm linh, được báo Pháp bình luận ca ngợi.
  NNƯT Dương Thị Phương Đông thăng hoa trong một giá đồng 
Qua những năm tháng miệt mài với sự nghiệp hát chầu văn, chị đã được ghi nhận bởi nhiều thành tích. Chị được trao tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Đã có nhiều thời gian tham gia phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 2013, 2015 chị đã vinh dự được nhận bằng khen của Hội Di sản văn hóa Việt Nam và được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp thơ Việt Nam; được nhận bằng chứng nhận của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trong việc tham gia tổ chức thành công các chương trình như: Tọa đàm khoa học về thờ Mẫu và liên hoan diễn xướng Chầu văn  tại di tích Đền Tân La- thôn Đoàn Thượng- xã Bảo Khê- TP Hưng Yên; đền An Thọ (Hà Nội); Phủ Dầy (Nam Định). Năm 2015 chị còn vinh dự được nhận bằng khen của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam; năm 2019 chị nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú của Chủ tịch nước; năm 2021 chị nhận Bằng khen của Cụ Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)…
Năm Nhâm Dần - 2022 này, chị Đông trải lòng: Với tấm lòng hướng thiện mình đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Chầu văn. Hy vọng ngọn lửa tình yêu Chầu văn sẽ tiếp nối cho các thế hệ sau phát triển mạnh hơn.

 
TRẦN MIÊU
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống

Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) -  Đồng...

Lưu giữ hồn thiêng Tổ quốc qua từng lá cờ

Từ đất mũi Cà Mau, tới địa đầu Móng Cái, mỗi một nơi trên mảnh đất hình chữ S lại ghi dấu những lá cờ, đánh dấu chủ quyền quê hương....