Nét đẹp đời thường
Thầy mo – người giữ hồn văn hóa truyền thống bản làng
Thứ ba ,
26/10/2021 |
00:01 GMT+7
Thầy mo là một nghề được coi là linh hồn của mọi bản làng. Thầy mo không phải là nghề chọn học để làm mà có thể coi là một nghiệp khi ai đó vì một cơ duyên nào đó mà được truyền nghề, rồi theo nghề để phục vụ cộng đồng. Họ có vai trò rất quan trọng trong các buổi lễ hay còn được coi là chủ tế trong các nghi lễ linh thiêng như lễ hội, lễ rước cô dâu mới về nhà, dựng miếu mạo, ma chay, dựng nhà mới…
Công việc cúng tế trong mọi nghi thức thường do đàn ông đảm nhiệm. Vì thế, nghề thầy mo cũng không dành cho phụ nữ. Để trở thành một thầy mo, đầu tiên người ấy phải ngoài tuổi trung niên, có nhân phẩm tốt và được nhiều người trong bản làng tín nhiệm. Người muốn làm thầy mo cũng phải tìm thầy mo học nghề hoặc được một thầy mo chọn truyền nghề.
Thông thường, để một người học hết các bài cúng, các nghi lễ của tộc người ở một địa phương phải mất khoảng 3 năm. Sau khi được người thầy truyền nghề cho rằng đã học hết các nghi lễ, hiểu hết văn hóa dân tộc, đủ phẩm chất thì sẽ được làm lễ tẩy trần, cúng thần và chính thức trở thành thầy mo. Khi trình độ dân trí, hiểu biết của người dân được nâng cao, các thầy mo ngày nay có vai trò như những chuyên gia văn hóa, phong tục của vùng, ngoài công việc chính là người chủ tế, phụ tế trong các nghi lễ quan trọng, họ trở thành những người lưu giữ văn hóa, bảo tồn mỹ tục, kể lại những điển tích, sử tích của buôn làng. Hơn nữa, khi những bài cúng cổ truyền, những tích cổ của các tộc người có khi được viết bằng ngôn ngữ cổ, có cách đọc cổ vốn không lưu truyền rộng rãi mà chỉ truyền qua các thế hệ thầy mo, vì vậy mà thầy mo lại trở thành những người có vai trò bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết cổ của cộng đồng.
Thông thường, để một người học hết các bài cúng, các nghi lễ của tộc người ở một địa phương phải mất khoảng 3 năm. Sau khi được người thầy truyền nghề cho rằng đã học hết các nghi lễ, hiểu hết văn hóa dân tộc, đủ phẩm chất thì sẽ được làm lễ tẩy trần, cúng thần và chính thức trở thành thầy mo. Khi trình độ dân trí, hiểu biết của người dân được nâng cao, các thầy mo ngày nay có vai trò như những chuyên gia văn hóa, phong tục của vùng, ngoài công việc chính là người chủ tế, phụ tế trong các nghi lễ quan trọng, họ trở thành những người lưu giữ văn hóa, bảo tồn mỹ tục, kể lại những điển tích, sử tích của buôn làng. Hơn nữa, khi những bài cúng cổ truyền, những tích cổ của các tộc người có khi được viết bằng ngôn ngữ cổ, có cách đọc cổ vốn không lưu truyền rộng rãi mà chỉ truyền qua các thế hệ thầy mo, vì vậy mà thầy mo lại trở thành những người có vai trò bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết cổ của cộng đồng.
Để thực hiện vai trò, trách nhiệm chủ tế trong các nghi lễ của mình, thầy mo cần phải có trang phục đặc trưng như quần áo, khăn mũ… Cùng với trang phục, thầy mo cũng cần có các tế khí, tế cụ tùy theo phong tục từng dân tộc. Dù trang phục, phong tục các tộc người, các vùng miền có khác nhau, tuy nhiên, trong số tế khí, tế cụ của các thầy mo đều bắt buộc phải có một linh vật dùng để giao tiếp, xin ý kiến của thần linh, các bậc siêu nhiên hoặc những người đã khuất. Tế cụ đó có thể là những đồng xu, là tấm kim bài, tấm gỗ, nhưng phổ biến nhất là bó thẻ tre. Có những bó thẻ tre được lưu truyền qua nhiều thế hệ thầy mo, qua hàng trăm năm theo hành trình đi, đến của cả bộ tộc. Để thực hiện nghi lễ, thầy mo có thể mang theo thẻ tre chuẩn bị sẵn hoặc đến nơi làm lễ mới đốn chặt một đốt tre và chuẩn bị. Trong tất cả các nghi lễ, thầy mo đều phải cúng thần. Tín hiệu từ chiếc thẻ tre giúp họ liên lạc với các đấng siêu nhiên. Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh họ tin rằng thế giới tâm linh đâu đâu cũng có thần ngự trị.
Thầy mo thường bắt đầu buổi lễ bằng việc mời những thần linh liên quan đến chứng dám. Để biết các thần đã đến đông đủ và chứng dám cho buổi lễ hay chưa, thầy mo sẽ khấn hỏi, rồi tung thẻ tre. Khi thẻ tre rơi xuống, nếu một chiếc sấp, một chiếc ngửa thì tất cả các vị thần đều đã đến đông đủ. Còn nếu chúng cùng sấp hoặc cùng ngửa thầy mo sẽ phải thực hành nghi lễ mời lại, phải kiểm tra tế phẩm, đất đai xem nếu có điều gì chưa đúng thì phải sửa lại. Dù cuộc sống bản làng đã có nhiều thay đổi, hơi thở hiện đại đã thấm qua những cánh rừng đại ngàn nhưng vai trò của thầy mo đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn không thể thiếu. Họ tồn tại cũng như những bó đũa, những thẻ tre hành lễ, có vai trò kết nối cộng đồng, kết nối âm dương, bảo tồn những di sản văn hóa. Những hủ tục thì cần loại bỏ, còn những mĩ tục, những nét văn hóa đặc sắc của các cộng đồng vẫn cần phải được lưu truyền và phát huy, trong đời sống hiện đại.
Thầy mo thường bắt đầu buổi lễ bằng việc mời những thần linh liên quan đến chứng dám. Để biết các thần đã đến đông đủ và chứng dám cho buổi lễ hay chưa, thầy mo sẽ khấn hỏi, rồi tung thẻ tre. Khi thẻ tre rơi xuống, nếu một chiếc sấp, một chiếc ngửa thì tất cả các vị thần đều đã đến đông đủ. Còn nếu chúng cùng sấp hoặc cùng ngửa thầy mo sẽ phải thực hành nghi lễ mời lại, phải kiểm tra tế phẩm, đất đai xem nếu có điều gì chưa đúng thì phải sửa lại. Dù cuộc sống bản làng đã có nhiều thay đổi, hơi thở hiện đại đã thấm qua những cánh rừng đại ngàn nhưng vai trò của thầy mo đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn không thể thiếu. Họ tồn tại cũng như những bó đũa, những thẻ tre hành lễ, có vai trò kết nối cộng đồng, kết nối âm dương, bảo tồn những di sản văn hóa. Những hủ tục thì cần loại bỏ, còn những mĩ tục, những nét văn hóa đặc sắc của các cộng đồng vẫn cần phải được lưu truyền và phát huy, trong đời sống hiện đại.
Tiến Vượng
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thủ nhang Đền Mẫu Thượng- Nghệ Nhân Nguyễn Thị Năm nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa di sản hầu đồng truyền thống
Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thủ nhang Đền Mẫu Thượng (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) - Đồng...
Lưu giữ hồn thiêng Tổ quốc qua từng lá cờ
Từ đất mũi Cà Mau, tới địa đầu Móng Cái, mỗi một nơi trên mảnh đất hình chữ S lại ghi dấu những lá cờ, đánh dấu chủ quyền quê hương....
NGHỆ NHÂN ƯU TÚ DƯƠNG THỊ PHƯƠNG ĐÔNG: NGƯỜI TRUYỀN GIỮ CHẦU VĂN
Quê hương Hưng Yên được mệnh danh là chiếc nôi nuôi dưỡng bao nhiêu người con hiền tài của đất nước. Bao tướng tá, nhà văn, tiến sĩ…....